Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016
Con giận quá
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
đón nhận những người khác
là điều vượt quá sức con,
vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
con không thể nào kính trọng kẻ khác được,
vì ý kiến, vì màu da, vì cái nhìn của người ấy.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
có những ngày
mà yêu mến người khác
làm cho tim con đau nhói,
vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ đau
và những giới hạn của bản thân con.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
trong những ngày khó khăn đó,
xin hãy nhắc cho con nhớ rằng
tất cả chúng con đều là con cái Chúa
và đừng để con quên lời Chúa nói :
"Ðiều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất
là làm cho chính Ta."
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016
Thư gửi Mẹ.
Con đi tu rồi, mẹ có buồn lắm không ?
Chúa đã gọi con, thôi đừng buồn mẹ ạ !
Tiếng gọi ấy sao mà nghe rất lạ,Thương mẹ thật nhiều mà con phải ra đi !
Chúa đã gọi con, thôi đừng buồn mẹ ạ !
Tiếng gọi ấy sao mà nghe rất lạ,Thương mẹ thật nhiều mà con phải ra đi !
Vẫn biết rằng mẹ không muốn chia ly
Đi là có những giọt buôn giọt nhớ,
Con thương mẹ nhưng lòng con không nỡ…
Nếu ở nhà, Chúa buồn lắm mẹ ơi !
Đi là có những giọt buôn giọt nhớ,
Con thương mẹ nhưng lòng con không nỡ…
Nếu ở nhà, Chúa buồn lắm mẹ ơi !
Con đi tu, tuy xa mẹ thật rồi
Nhưng cả đời con chỉ dành cho mẹ
Lời kinh dâng lên, là tấm lòng con trẻ,
Sau Chúa Trời, yêu mẹ nhất, mẹ ơi !
Nhưng cả đời con chỉ dành cho mẹ
Lời kinh dâng lên, là tấm lòng con trẻ,
Sau Chúa Trời, yêu mẹ nhất, mẹ ơi !
Hẹn mẹ con ta gặp ở quê trời
Ở nơi đó chẳng bao giờ xa nữa
Rồi chúng ta sẽ quây quần bên Chúa
Muôn thuở muôn đời, mẹ con mãi an vui.
Ở nơi đó chẳng bao giờ xa nữa
Rồi chúng ta sẽ quây quần bên Chúa
Muôn thuở muôn đời, mẹ con mãi an vui.
(Hoàng Anh)
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016
ĐÁM ĐÔNG CÔ ĐƠN
Đặt bút viết những dòng này, tôi phải mượn tạm tiêu đề cuốn sách lừng danh của ông David Riesman, người học luật tại Harvard, nhưng lại nghiên cứu rất sâu, rộng về xã hội Mỹ vào những năm giữa thế kỷ 20, mà làm tựa cho những dòng suy tư của mình.
Tôi không nói nhiều về cuốn sách vì ai cũng có thể đọc và cảm nhận sâu sắc nó như thế nào, nhưng những gì mô tả trong đó ít nhiều nó đang hiện hữu trên quê hương tôi, trong lòng một xã hội mà ngày càng bất trắc và đầy âu lo này.
Nơi mà đám đông chen chúc nhau, bỏ ăn, nghỉ làm chỉ để mua cho bằng được tờ 100 đồng mà thực chất là vô giá trị để làm lưu niệm trong cảnh nợ công chồng chất và thực phẩm bẩn tràn lan.
Nơi mà lễ hội hàng ngàn, hàng chục ngàn người xô lấn, giành giật, dẫm đạp lên nhau, xô xát vỡ đầu, ngất xỉu, chỉ để cướp lộc hay dâng lễ lòng thành tới vị thánh tâm linh trong lòng mình tôn kính.
Nơi mà người ta nghĩ ra đủ thứ trò để làm, hết dựng lên tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng đến 411 tỷ đồng mà liền sau đó lại ngửa tay nhận 1.500 tấn gạo cứu đói, rồi lại có nơi gắng cho kỳ được phải xây lên tượng ông Hồ với hơn 1.400 tỷ đồng ngân sách, mà lại là một tỉnh nghèo nhất nước, dân đói, khổ, ít học, bệnh tật, nhưng không làm họ phân tâm hay phải mảy may nghĩ suy gì nhiều. Họ cũng còn vui mừng khôn xiết ngày đêm cật lực làm cho xong để dâng lên chiếc bánh chưng 700 cân hay 2.5 tấn cho những hình tượng đã khuất.
Nơi khác cũng chẳng chịu thua kém, liền xây ngay miếu thờ một ông bên Tàu đến cả gần 200 tỷ. Khủng khiếp hơn, có nơi lập dự án hoạch định để làm tháp truyền hình cao nhất thế giới cũng có giá đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, đường sắt trên cao, để phục vụ giao thông ngày càng ách tắc với đường xá xuống cấp mỗi ngày mỗi nhanh, thì liên tiếp đội vốn khủng và thi công chậm chạp đến mức khó thể nào tưởng tượng nổi.
Đúng là, không ai hoang phí bằng kẻ nghèo (Victor Hugo).
Bỏ qua tất cả. Đám đông sẵn sàng hò hét về việc một con chó bị bịt mồm và gây ra hoại tử. Đa phần tỏ ra thương cảm, đau lòng và hô hào đi tìm cho kỳ được để tháo cho nó cái rọ mõm mà cứu cho nhanh.
Dư luận cũng chồm chồm vì một ca sỹ chia tay, về một đại gia bồ bịch,...nhưng để nói về vì sao xã hội đang lâm vào những thảm trạng tồi tệ như vậy thì đám đông im lặng. Né tránh, thậm chí bất lực.
Dư luận cũng chồm chồm vì một ca sỹ chia tay, về một đại gia bồ bịch,...nhưng để nói về vì sao xã hội đang lâm vào những thảm trạng tồi tệ như vậy thì đám đông im lặng. Né tránh, thậm chí bất lực.
Và người ta giờ đây đang dạy cho những đứa trẻ bé tí chưa đến chục tuổi đầu cách cầm những cây súng AK nặng trịch để "tập bắn". Tôi không hiểu họ đang định dạy gì cho những đứa trẻ của thế hệ tiếp theo lớn lên. Nhưng có những thứ mà hệ thống giáo dục này đang thiếu một cách trầm trọng, đó là dạy chúng những kỹ năng sống cần thiết, làm sao để đối chọi với dòng nước chảy xiết, sông lũ mùa bão, làm sao dập được đám cháy hay phải chạy thoát thân trong những tình thế cấp bách.
Họ dạy chúng những thứ cao siêu, nhưng bỏ mặc chúng lớn lên trong sự non nớt và hoang dại, bản năng như một cây cỏ.
Nên vừa rồi 9 học sinh đã chết trong lòng sông không phải mùa nước lên hay dữ dằn. Chín cái chết thương tâm. Người ta không dạy chúng những thứ phải cao siêu như Robinson sống một mình trên đảo hoang, nhưng cần phải dạy chúng những kiến thức tối thiểu về những nguy cơ và hiểm nguy rình rập ngay trong cuộc sống thường ngày, nhưng cũng đừng dạy chúng lòng dũng cảm là phải đi trên tấm thảm trải đầy mảnh sành sắc nhọn ghê rợn.
Người ta dạy, cái thứ gì, khi các học sinh đánh nhau thì cô hiệu trưởng của chúng cứ trâng tráo mà nói rằng, đánh nhau thì mới năng động. Và vì thế, đến giờ, một nữ học sinh lớp 7 bị bạn bắt quỳ xuống ăn cát trước sự đứng nhìn đến bình thản của các bạn bè cùng trường, cùng lớp. Và cũng lại án mạng xảy ra ở một ngôi trường khác khi một đám học sinh dùng tuýp sắt giết chết bạn ngay tại lớp học. Người ta cũng không thể không nhắc đến một nhân viên công an sẵn sàng nhổ nước bọt vào mặt một cô gái trong đêm. Hay mới đây một người cảnh phục khác quật ngã người bán hàng rong dẫn đến chấn thương sọ não ở Sài Gòn.
Thật kinh hoàng và khủng khiếp cho những thứ bạo lực đáng sợ trong xã hội tôi đang sống.
Dân chúng, đám đông cô đơn, có người trí thức nói rằng bất lực trước những thứ bị đảo lộn và khủng hoảng đang diễn ra, và phải dạy con mình những thứ ngược lại, không kể cho chúng những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ mà kiếm củi thành vua hay ngồi khóc có bụt hiện ra đáp ứng lời ước của bản thân. Họ không kể nữa những câu chuyện như thế, nhưng họ cũng né tránh và bất lực trước thực tại.
Vậy giờ đây, những câu chuyện nào sẽ được giáo dục cho những đứa trẻ? Hay chỉ bằng sự hiểu biết và cố gắng che bớt sự tồi tệ đang diễn ra mà không cho chúng được thấy, được biết?
Bất lực, chỉ vì họ đang sợ hãi và cố né tránh những điều đó và chấp nhận sống chung, họ không biết đang phải làm gì và làm như thế nào để thay đổi, và nếu có người dám làm thì họ lại cho rằng điều đó là không thể.
Đúng như ông Henry Ford đã nhận định xác đáng, người ta thực sự không biết thành công đã gần tới mức nào cho đến khi họ bỏ cuộc. Và, mọi người đều giống nhau trong lời nói, chỉ khác nhau là hành động mà thôi.
Chẳng có thứ gì là không thể cho đến khi ta thực sự hành động. Né tránh và chấp nhận chính là không hành động, là thỏa hiệp sống chung mà không phủ nhận thứ còn lại.
Người ta không thể lấy sự hiểu biết của mình để tạo ra thế giới an toàn và tri thức cho bé, cho những đứa con của mình, vì thế giới rộng lớn hơn, tàn khốc hơn và cả giá trị hơn những lời giáo huấn trong một luồng tư tưởng nhỏ hẹp.
Cách để tạo ra cuộc sống an toàn hơn, tốt đẹp hơn, chẳng thể nào khác được, ngoại trừ sự bất lực bởi chính mình ngăn lại, thì phải hành động mà kiến tạo nên xã hội văn minh cho chúng hưởng thụ và là người thừa kế mà làm tiếp công việc của chúng ta hôm nay trong niềm tự hào.
Đám đông, tôi gọi là cô đơn, bởi vì họ mất phương hướng, họ chỉ còn một dòng chảy cho điểm tựa là thần thánh và niềm tin mù quáng vào những phép màu sau những nén hương, mâm lễ dành cho những bức tượng đúc đồng, hay chỉ là truyền thuyết mơ hồ trong dân gian, quần chúng.
Đương nhiên, đám đông ấy không thể biết vì sao chúng ta đứng đầu thế giới về tỷ lệ người mắc ung thư, số người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất trên trái đất, họ cũng không biết giá trị tiền đồng của ta lọt vào top những đồng tiền thấp giá nhất toàn cầu. Họ cũng không biết chúng ta không làm được con ốc vít cho khoa học. Họ cũng chẳng biết nước ta uống rượu nhiều nhất thế giới, nợ công cao nhất và là nước không chịu phát triển.
Đám đông, sẽ mãi cô đơn, và lẫn trong đó là những người cam chịu, bất lực, chờ ngày xã hội tự nó tốt lên và tươi đẹp hơn.
Đám đông, sẽ mãi cô đơn, nếu không dập tắt đi sự mê muội vào xã hội cảm tính được dẫn dắt bằng những chủ thuyết thần thánh mà xa rời lý tính và học thuật.
Và cứ bất lực và né tránh đi, để rồi chứng kiến thêm sự bất lực ngày càng lớn lên và chồng chất thêm trước những cái chết thương tâm hay lo sợ những hiểm nguy rình rập mỗi ngày đang chèn lấn tất thảy.
Rồi có ngày, nó sẽ tìm đến bạn trong sự bất lực và sợ hãi ấy, hoặc là con cháu các bạn, nếu không chung tay ngăn chặn những thứ tàn ác và quái thai ấy lại ngay từ lúc này.q
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016
Một lời mời.
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Ước mơ ôm ấp thuở i tờ,
Đơn sơ một ước mơ tuyệt đẹp,
Để lại sau lưng những vần thơ.
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Để lại sau lưng những đời thường.
Lòng anh có còn bao nỗi nhớ,
Chỉ là xa xôi chuyện vấn vương.
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Phù vân như thể tựa mù sương.
Tiền tài danh vọng bao kẻ nhớ,
Mà anh chẳng một chút mong chờ,
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Tin yêu bên chúa tận hiến đời.
Cuộc đời muôn thứ phù vân mộng,
Linh mục duy chúa mãi gọi mời..
Ước mơ ôm ấp thuở i tờ,
Đơn sơ một ước mơ tuyệt đẹp,
Để lại sau lưng những vần thơ.
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Để lại sau lưng những đời thường.
Lòng anh có còn bao nỗi nhớ,
Chỉ là xa xôi chuyện vấn vương.
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Phù vân như thể tựa mù sương.
Tiền tài danh vọng bao kẻ nhớ,
Mà anh chẳng một chút mong chờ,
Anh bảo.... Anh muốn là linh mục!
Tin yêu bên chúa tận hiến đời.
Cuộc đời muôn thứ phù vân mộng,
Linh mục duy chúa mãi gọi mời..
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016
Lời tâm sự khi Cha về già
Con yêu dấu, hãy cố gắng cảm thông cho cha, khi các con thấy cha đã già yếu, không làm được việc gì.
Nếu cha có cầm Mình Thánh run rẩy hay có chút vương vãi; xin con hãy kiên nhẫn, hãy biết rằng khi còn trẻ, cha đã bỏ nhiều thời giờ để dạy các con những điều nhỏ nhặt trong bài giảng, khi các con thơ dại!
Nếu cha có lú lẫn, giảng có quên trước quên sau, lòng vòng nhắc đi nhắc lại mãi một chuyện gì, xin con cũng đừng bận lòng, mà cố gắng lắng nghe! Khi còn nhỏ, con đã đòi Cha kể đi kể lại chuyện Adam Eva đến ngàn lần, cha vẫn chiều và làm theo ý thiếu nhi!
Nếu cha có khó tính khó nết cách nào đó, thì xin các con cũng hãy độ lượng, nhớ kinh nghiệm của người xưa rằng “già sinh tật đất sinh cỏ,” biết đâu sau này con còn khó tính hơn nữa đó!
Khi thấy cha chậm chạp tiếp cận với công nghệ mới, xin con đừng chê trách. Cha đã dạy các con biết bao điều, từ chuyện ăn uống, chuyện ăn mặc, chuyện xử thế, chuyện chống chọi với những khó khăn trong cuộc đời.
Nếu cha có lãng tai, nghe chậm chạp, xin con hãy kiên nhẫn, đừng nóng nảy hay bẳn gắt. Khi đôi chân khốn khổ của cha không còn cho cha đi đứng được như xưa nữa, xin đừng bắt cha đi bình bịch, cha không đi kịp đâu. Các con hãy làm giống như cách cha đã nắm tay các con, dìu cho các con, ngày các con bước lên chịu Rước Lễ Lần Đầu.
Một ngày nào đó, con sẽ hiểu rằng cho dù còn chưa đầy đủ, cha vẫn muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con, muốn chuẩn bị cho con thật hoàn hảo khi các con khôn lớn vào đời.
Xin các con hãy giúp Cha bước đi, hãy giúp cha kết thúc cuộc đời với sự thương yêu và lòng kiên nhẫn. Điều quan trọng nhất cha cần cám ơn các con, đó chính là NỤ CƯỜI, TÌNH THƯƠNG và lòng BAO DUNG VÔ HẠN của các con.
Nếu cha có cầm Mình Thánh run rẩy hay có chút vương vãi; xin con hãy kiên nhẫn, hãy biết rằng khi còn trẻ, cha đã bỏ nhiều thời giờ để dạy các con những điều nhỏ nhặt trong bài giảng, khi các con thơ dại!
Nếu cha có lú lẫn, giảng có quên trước quên sau, lòng vòng nhắc đi nhắc lại mãi một chuyện gì, xin con cũng đừng bận lòng, mà cố gắng lắng nghe! Khi còn nhỏ, con đã đòi Cha kể đi kể lại chuyện Adam Eva đến ngàn lần, cha vẫn chiều và làm theo ý thiếu nhi!
Nếu cha có khó tính khó nết cách nào đó, thì xin các con cũng hãy độ lượng, nhớ kinh nghiệm của người xưa rằng “già sinh tật đất sinh cỏ,” biết đâu sau này con còn khó tính hơn nữa đó!
Khi thấy cha chậm chạp tiếp cận với công nghệ mới, xin con đừng chê trách. Cha đã dạy các con biết bao điều, từ chuyện ăn uống, chuyện ăn mặc, chuyện xử thế, chuyện chống chọi với những khó khăn trong cuộc đời.
Nếu cha có lãng tai, nghe chậm chạp, xin con hãy kiên nhẫn, đừng nóng nảy hay bẳn gắt. Khi đôi chân khốn khổ của cha không còn cho cha đi đứng được như xưa nữa, xin đừng bắt cha đi bình bịch, cha không đi kịp đâu. Các con hãy làm giống như cách cha đã nắm tay các con, dìu cho các con, ngày các con bước lên chịu Rước Lễ Lần Đầu.
Một ngày nào đó, con sẽ hiểu rằng cho dù còn chưa đầy đủ, cha vẫn muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con, muốn chuẩn bị cho con thật hoàn hảo khi các con khôn lớn vào đời.
Xin các con hãy giúp Cha bước đi, hãy giúp cha kết thúc cuộc đời với sự thương yêu và lòng kiên nhẫn. Điều quan trọng nhất cha cần cám ơn các con, đó chính là NỤ CƯỜI, TÌNH THƯƠNG và lòng BAO DUNG VÔ HẠN của các con.
Về phần cha, cha xin dùng lời Thánh Vịnh để thưa cùng Chúa:
"Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng,
Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn.
Cả khi con già nua tóc bạc,
Lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con".
Cha của con.
"Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng,
Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn.
Cả khi con già nua tóc bạc,
Lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con".
Cha của con.
(Sưu tầm)
Anh bảo rồi...
Anh bảo rồi đừng ngốc thế nghe chưa
Hãy quên đi một chiều mưa nơi ấy
Dẫu em buồn thì người nào có thấy
Hãy vui lên đừng áy náy điều chi.
Hãy quên đi một chiều mưa nơi ấy
Dẫu em buồn thì người nào có thấy
Hãy vui lên đừng áy náy điều chi.
Anh bảo rồi đừng để lệ ướt mi
Người cất bước đâu dễ gì trở lại
Quên quá khứ và sống cùng hiện tại
Hãy mở lòng mở cửa trái tim em.
Người cất bước đâu dễ gì trở lại
Quên quá khứ và sống cùng hiện tại
Hãy mở lòng mở cửa trái tim em.
Anh bảo rồi bớt suy nghĩ mỗi đêm
Đừng có cố nối dài thêm sợi nhớ
Hãy coi mình không phải duyên mà nợ
Gặp để rồi chỉ để gặp thế thôi.
Đừng có cố nối dài thêm sợi nhớ
Hãy coi mình không phải duyên mà nợ
Gặp để rồi chỉ để gặp thế thôi.
Anh bảo rồi đừng suy nghĩ xa xôi
Đâu ai biết những xa vời phía trước
Em hãy cứ thản nhiên mà dấn bước
Đừng quan tâm những vết xước vừa qua.
Đâu ai biết những xa vời phía trước
Em hãy cứ thản nhiên mà dấn bước
Đừng quan tâm những vết xước vừa qua.
Sưu tầm
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016
Niềm vui của Giáo Hoàng.
Người đời thường xem các Đức Giáo Hoàng là những vị uy nghi, nghiêm nghị và không bao giờ biết mỉm cười. Thực ra, các Đức Giáo Hoàng tỏ ra rất sắc bén trong đối đáp mà không thiếu phần dí dỏm. Quả vậy, ngạn ngữ Pháp có câu: "Un saint triste est un triste saint!" (Một ông thánh buồn là một ông thánh đáng buồn!).
ĐỨC PIO IX (1846-1878)
6 bí tích và một cái bẫy
Một người yết kiến Đức Giáo hoàng Piô IX. Ngài hỏi ông đã lập gia đình chưa. Ông đáp: “Kính thưa Đức Thánh Cha, con tránh xa để khỏi rơi vào cái bẫy đó!” Đức Piô IX bèn nói: “Ố! Sao tôi không biết rằng có 6 phép bí tích và một cái bẫy nhỉ?”
Kẻ Phản Kitô
Một đan sĩ cao niên khóc lóc yết kiến Đức Piô IX. Ngài hỏi cha vì sao lại ở vào tình trạng như thế. Vị đan sĩ đáp: “Kính thưaĐức Thánh Cha, con được mạc khải tư rằng kẻ Phản Kitô đã ra đời”.
- Thật thế à? Ra đời bao lâu rồi?
- 3 hay 4 năm rồi!
- Chỉ mới 4 tuổi à? Vậy thì đó là vấn đề mà người kế vị tôi sẽ giải quyết. Còn hiện tại, chúng ta cứ việc ăn no ngủ yên.
Chiếc vớ của Đức Piô IX
Trong một lần yết kiến Đức Piô IX, một bà cụ cám ơn ngài: “Kính thưa Đức Thánh Cha, con bị đau nhức một ống chân không biết bao nhiêu năm rồi. Gần đây, con tìm được một chiếc vớ của Đức Thánh Cha, con mang vào và chân con khỏi hẳn”.Đức Giáo Hoàng mỉm cười mà nói: “Bà thật là may mắn hơn tôi. Sáng nào tôi cũng mang cả hai chiếc, thế mà chân tôi vẫn đau đến độ đi không muốn nổi nữa!”
Chân dung của Đức Piô IX
Một nữ tu vẽ chân dung của Đức Piô IX, và được may mắn yết kiến ngài. Chị xin ngài viết vào vài chữ. Phải thừa nhận rằng bức tranh trình bày gương mặt Đức Thánh Cha thật thảm hại, nhưng ngài cũng ghi dưới góc mấy chữ: “Mt 14,27”; rồi ký tên. Chị nữ tu rất vui mừng đem bức tranh về trình lại với chị em trong Dòng. Trước khi đem treo lên, một chị muốn biết rõ hơn câu trích dẫn từ Kinh Thánh mà Đức Giáo Hoàng đã ghi, nên mở xem Phúc Âm Thánh Mátthêu, chương 14, câu 27. Đấy là câu mà Chúa Giêsu nói với các môn đệ, khi Ngài đi trên mặt nước mà đến với họ: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”
Nguồn: http://josephvan.over-blog.com
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016
BUỔI GIÊNG HAI - THƠ TIẾNG NGHỆ
Ơi Hà Tịnh quê tui rành đạ khổ
Giêng hai giừ nỏ có ménh chi ăn
Kiếm kỳ côông cụng nỏ có mà mần
Kỳ cuộc sôống ngài dân hần đạ khổ.
Kiếm kỳ côông cụng nỏ có mà mần
Kỳ cuộc sôống ngài dân hần đạ khổ.
Bựa lên mạng tui vô Phây tui chộ
Chộ các bà cắm cổ hái rầu lang
Nhìn ảnh ni tui lại nhớ xóm làng
Nhớ khi nhỏ hái cả tràng về loọc.
Chộ các bà cắm cổ hái rầu lang
Nhìn ảnh ni tui lại nhớ xóm làng
Nhớ khi nhỏ hái cả tràng về loọc.
Nậu Canh bắt phạt hai nghìn tui khoóc
Nhủ mệ lên đem tiền chuộc tràng về
Giêng hai về nọ biết rớ cấy chi
Nạm rau loọc nồi cenh tì ngon nhít.
Nhủ mệ lên đem tiền chuộc tràng về
Giêng hai về nọ biết rớ cấy chi
Nạm rau loọc nồi cenh tì ngon nhít.
Nhà giàu tì con có đôi ménh thịt
Cảnh nhà nghèo bán ga vịt mua khoai
Cơm hấp khoai cừ lót bụng qua ngay
Lo từng bựa mần luôn tay nọ đủ.
Cảnh nhà nghèo bán ga vịt mua khoai
Cơm hấp khoai cừ lót bụng qua ngay
Lo từng bựa mần luôn tay nọ đủ.
Kiếm từng cắc dènh từng xu mua ló
Về xát ra lấy vỏ trú lạ nhen
Nhớ khi tê ai cụng thắp dầu đèn
Nhà túi túi mà con em hoọc giỏi.
Về xát ra lấy vỏ trú lạ nhen
Nhớ khi tê ai cụng thắp dầu đèn
Nhà túi túi mà con em hoọc giỏi.
Tui khôông phẩy thằng hay ăn hay nói
Mà tui nhìn chộ tội tội các bà
Giêng hai rồi nọ mần cấy chi ra
Tiền khôông có cứ vô ra chưởi chắc.
Mà tui nhìn chộ tội tội các bà
Giêng hai rồi nọ mần cấy chi ra
Tiền khôông có cứ vô ra chưởi chắc.
Dân Hà Tịnh khôông phẩy lười nhác
Có rọng tì cụng trôồng lạc trôồng khoai
Cụng siêng năng cụng chăm chỉ suốt ngay
Mần luôn cẳng luôn tay mà cụng đói.
Có rọng tì cụng trôồng lạc trôồng khoai
Cụng siêng năng cụng chăm chỉ suốt ngay
Mần luôn cẳng luôn tay mà cụng đói.
Tui khôông phẩy thằng thơ hay văn giỏi
Cấy ni là tiếng nói của quê choa
Muốn đọc thì cứ thè lại dài ra
Thơ xin hết chào cả nhà phây búc.
Cấy ni là tiếng nói của quê choa
Muốn đọc thì cứ thè lại dài ra
Thơ xin hết chào cả nhà phây búc.
(Tác giả: FB Nguyễn Quang Định)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)