Trong tiếng La tinh, Adventus có nghĩa là Chúa đến, nhưng lại được dịch sang tiếng Việt là Mùa Vọng. Vọng có nghĩa là chờ đợi, ví dụ Hòn Vọng phu, nên Mùa Vọng là mùa đợi chờ Chúa đến, cụ thể là trong lễ Giáng Sinh. Thế nhưng có thực sự là chúng ta chờ Chúa đến hay chính Chúa đang đợi chúng ta?
Xem ra tất cả các bài hát và lời cầu nguyện trong Mùa Vọng đều diễn tả sự đợi chờ và niềm khao khát từ phía con người. Nhưng cũng trong Kinh Thánh, lại gặp được lời Chúa phán: “Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ; ai nghe tiếng Ta gõ cửa và mở cửa cho Ta vào, Ta sẽ vào và dùng bữa với người đó” (Kh 3,20). Theo đó, chính Chúa là Đấng đang chờ, đang đợi, đang mong con người mở cửa cho Ngài vào.
Nhưng con người không nghe tiếng gõ cửa của Chúa. Vì tiếng gõ ấy quá nhẹ so với những âm thanh cuồng loạn đang vây kín cuộc đời mỗi người. Vì tiếng gõ ấy vang lên ở chiều sâu tâm hồn mà con người lại chỉ thích sống trên bề mặt và nghe những tiếng động bên ngoài.
Hoặc có nghe nhưng không muốn mở cửa. Cuộc sống đang yên ổn thế này, mở cửa cho “ông ấy” vào thì phiền lắm! Dù tôi đang ở trong vũng lầy tội lỗi, nhưng vũng lầy đó êm ái quá, giã từ làm chi cho uổng! “Lạy Chúa, xin ban cho con đức khiết tịnh, nhưng từ từ thôi”, Augustinô đã chẳng cầu nguyện theo kiểu “nghe mà không mở” đó sao?
Vậy, có lẽ phải thêm một cách nhìn về Mùa Vọng, không chỉ nghĩ rằng mình đang chờ Chúa đến, rồi lên tiếng trách móc “Sao lâu quá Chúa ơi, Chúa không đến”. Đúng hơn, phải ý thức rằng Chúa đang đứng ngay trước cánh cửa tâm hồn tôi và gõ. Phải trở về với lòng mình trong tĩnh lặng và cầu nguyện để có thể nghe tiếng gõ khẽ khàng của Chúa. Phải can đảm mở rộng cánh cửa tâm hồn và để Chúa bước vào cuộc đời mình, dù phải chấp nhận những hi sinh và từ bỏ. Có như thế, Giáng Sinh mới là ngày “Đấng Cứu độ được sinh ra cho anh em” (Lc 2,11), và “đất với Trời” mới “se chữ đồng” như lời hát trong bài thánh ca bất hủ “Đêm thánh vô cùng”.
Xem ra tất cả các bài hát và lời cầu nguyện trong Mùa Vọng đều diễn tả sự đợi chờ và niềm khao khát từ phía con người. Nhưng cũng trong Kinh Thánh, lại gặp được lời Chúa phán: “Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ; ai nghe tiếng Ta gõ cửa và mở cửa cho Ta vào, Ta sẽ vào và dùng bữa với người đó” (Kh 3,20). Theo đó, chính Chúa là Đấng đang chờ, đang đợi, đang mong con người mở cửa cho Ngài vào.
Nhưng con người không nghe tiếng gõ cửa của Chúa. Vì tiếng gõ ấy quá nhẹ so với những âm thanh cuồng loạn đang vây kín cuộc đời mỗi người. Vì tiếng gõ ấy vang lên ở chiều sâu tâm hồn mà con người lại chỉ thích sống trên bề mặt và nghe những tiếng động bên ngoài.
Hoặc có nghe nhưng không muốn mở cửa. Cuộc sống đang yên ổn thế này, mở cửa cho “ông ấy” vào thì phiền lắm! Dù tôi đang ở trong vũng lầy tội lỗi, nhưng vũng lầy đó êm ái quá, giã từ làm chi cho uổng! “Lạy Chúa, xin ban cho con đức khiết tịnh, nhưng từ từ thôi”, Augustinô đã chẳng cầu nguyện theo kiểu “nghe mà không mở” đó sao?
Vậy, có lẽ phải thêm một cách nhìn về Mùa Vọng, không chỉ nghĩ rằng mình đang chờ Chúa đến, rồi lên tiếng trách móc “Sao lâu quá Chúa ơi, Chúa không đến”. Đúng hơn, phải ý thức rằng Chúa đang đứng ngay trước cánh cửa tâm hồn tôi và gõ. Phải trở về với lòng mình trong tĩnh lặng và cầu nguyện để có thể nghe tiếng gõ khẽ khàng của Chúa. Phải can đảm mở rộng cánh cửa tâm hồn và để Chúa bước vào cuộc đời mình, dù phải chấp nhận những hi sinh và từ bỏ. Có như thế, Giáng Sinh mới là ngày “Đấng Cứu độ được sinh ra cho anh em” (Lc 2,11), và “đất với Trời” mới “se chữ đồng” như lời hát trong bài thánh ca bất hủ “Đêm thánh vô cùng”.