Một nữ tu sau khi linh thao để chuẩn bị khấn trọn đời thì bối rối muốn chuyển ơn gọi, chị đang ở trong một dòng hoạt động tông đồ. Nay chị muốn chuyển sang một dòng chiêm niệm. Chị cần nhận định để thấy rõ ý Chúa.
I. BA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN.
- Chị có khao khát và ước muốn thi hành ý Chúa không?
- Cởi mở với Chúa: Chị có sẵn sàng mở lòng ra với Chúa, và bình tâm để được Chúa Thánh Thần dẫn dắt không?
- Thân quen với Chúa và hiểu biết về Chúa: Nguyên lí nền tảng của con người là gì? Cứu cánh của chị đặt vào gía trị nào?
II. BA ĐỨC TÍNH NỘI TÂM CƠ BẢN.
- Khiêm tốn: Cần đặt mình vào trong hoàn cảnh đang nghi ngờ về chính mình có thể sai lầm và rất cần người khác giúp đỡ trong thái độ khiêm tốn, vâng phục, tin yêu và hy vọng.
- Bác ái: Chị nhận ra đâu là những nguyên nhân khiến cho chị bị day dứt, bối rối và muốn chuyển ơn gọi? Chị thấy mình có bị xung khắc hay bất đồng ý kiến với những người xung quanh khi họ không ủng hộ cho lựa chọn của chị không?
- Can đảm: Chị có đủ can đảm để thực hiện ý Chúa trong những trường hợp: ý của Chúa không phải là những điều chị thích và chị đang mong muốn? Những đòi hỏi của sự trung thực với lòng mình khi cảm nhận thấy đây là ý Chúa và hoàn toàn xác tín dù chưa dám chắc về mặt khách quan.
III. NHẬN ĐỊNH CÁI GÌ VÀ NHẬN ĐỊNH THẾ NÀO?
A. Nhận định khôn ngoan.
- Nhận định để tìm biết ý Chúa muốn chị sống theo ơn gọi nào: hoạt động tông đồ hay chiêm niệm?
- Khi đi vào nhận định để tìm ý Chúa phải bỏ hết ý của mình, nghĩa là phải được bình tâm.
Chị có hoàn toàn được tự do, để cho lòng mình được bình tâm, không bị nghiêng chiều về bên nào, và đặt tiêu chuẩn Thiên Chúa trên hết, không chọn điều này hay điều kia, nhưng theo điều nào giúp chị tôn vinh Thiên Chúa, cứu rỗi các linh hồn và vừa với sức của chị? Nghĩa là hoàn toàn để ý Chúa được thực hiện dù phải trả giá.
- Đặt mình trước sự hiện diện của Chúa trong mối tương quan của chị với Chúa: Mối tương quan Cha- con. Xin ơn Chúa Thánh Thần giúp chị lựa chọn điều nào Chúa muốn, điều nào làm cho chị nên giống Chúa Ki-tô hơn.
1. Dùng trí khôn để xem xét các lý do thuận và nghịch
a. Đặt ra hai câu trả lời ngược nhau:
* Chúa muốn chị ở lại dòng và khấn trọn đời.
* Chúa muốn chị chuyển ơn gọi sang dòng chiêm niệm để bắt đầu lại từ đầu.
b. Xem xét lý thuận, lý nghịch cho câu trả lời thứ nhất (Chúa muốn chị ở lại dòng và khấn trọn đời)
*Bên thuận:
- Nếu chị ở lại trong dòng và chị sẽ khi khấn trọn đời. Sau khi khấn có thể chị sẽ cộng tác một cách hiệu quả trong việc truyền giáo cho các vùng sâu vùng xa tốt hơn; vì nhận thấy chị là một người có tinh thần cộng tác, nhiệt thành, năng nổ và hội dòng cũng đang rất cần nhân sự như chị để có thể tin tưởng và trao sứ mạng.
- Sau khi khấn trọn đời, chị có thể dễ dàng được tự do và thoải mái hơn trong mọi quyết định, không còn phải gò bó, lệ thuộc vào chương trình của học viện nữa.
- Hoặc chị cũng có thể được bầu chọn vào trong các lãnh vực như: ban huấn luyện, ban điều hành, ban hội đồng của hội dòng và như vậy chị có quyền và chỗ đứng do trách nhiệm.
* Bên nghịch:
- Chị thấy mình như bị cuốn hút với sứ mạng tông đồ bởi lòng nhiệt thành, sẽ dễ bị lãng quên đời sống cầu nguyện là trọng tâm của đời sống dâng hiến.
- Hoặc chị ở lại nhưng có thể không được hội dòng tín nhiệm trong sứ mạng tông đồ, cũng như những trách nhiệm trong hội dòng, nhưng trao cho chị những công việc tầm thường mà chị không muốn.
- Hoặc chị sẽ được trao một sứ mạng mà đối với chị là một thách đố, chị sợ không vượt qua được.
c. Xem xét lý thuận, lý nghịch cho câu trả lời thứ hai:(chị chuyển ơn gọi sang dòng chiêm niệm)
* Bên thuận:
- Nếu chị chuyển ơn gọi sang dòng chiêm niệm, chị sẽ có cơ hội luyện tập sự khiêm tốn, có cơ hội học hỏi, đào sâu, trưởng thành và xác tín hơn về đời sống thánh hiến qua việc huấn luyện trong thời gian nhà tập.
- Chị cảm thấy được sống thân mật với Chúa hơn qua đời sống chiêm niệm.
- Chị có thể được dễ dàng hơn đối với đời sống tu trì của mình trong khuôn viên của tu viện, không phải tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài, chị cảm thấy được an tâm để ở với Chúa cách trọn vẹn hơn.
* Bên nghịch:
- Nếu chị chuyển ơn gọi, chị sẽ phải làm lại từ đầu: Thời gian tìm hiểu, thời gian thử thách và chương trình đào tạo.
- Điều kiện để được nhận vào dòng có thể còn phải xem xét vì chị đã hơi lớn tuổi.
- Chị có đủ khiêm tốn để đón nhận sự sửa dạy trong khi huấn luyện hay đôi khi sẽ cảm thấy bị mặc cảm…?
2. Dùng lý trí để xét xem nghiêng chiều về bên nào thì quyết định theo bên đó.
( Lưu ý: cứ để cho các câu hỏi, những ý thuận, ý nghịch tự nhiên xuất hiện và cho chúng là thế đó, không do dự, đắn đo).
3. Dùng trí tưởng tượng để biết phải chọn hướng nào.
- Giả định có người bạn thân đến xin ý kiến về lựa chọn tương tự, với lòng yêu mến và khách quan chị sẽ khuyên người bạn ấy chọn hướng nào thì chị sẽ chọn hướng ấy.
- Giả như khi chọn xong chị sẽ chết, chị có giữ nguyên lựa chọn ấy không?
- Đặt mình trong ngày phán xét cho cuộc lựa chọn này, chị sẽ chọn bên nào?
4. Xin xác chuẩn:
- Xác chuẩn nội tại trong tâm hồn:
- Tâm hồn được bình an sâu thẳm, niềm vui thiêng liêng, an ủi Chúa ban trước quyết định đã chọn
- Có được sức mạnh nội tâm để quyết chí theo đến cùng lựa chọn ấy.
- Suốt tiến trình lựa chọn, tư tưởng luôn hướng về sự lành và luôn cảm thấy được bình an.
- Xác chuẩn ngoại tại (môi trường)
- Thiên thời: Chúa ban cho chị thời cơ thuận lợi để thực hiện điều đã chọn.
- Địa lợi:Chúa ban cho chị những hoàn cảnh và phương tiện phù hợp để thực hiện điều ấy.
- Nhân hoà: Chúa ban cho chị mọi ơn cần thiết để thực hiện điều đã chọn. Chị cảm thấy vừa sức và hạnh phúc với lựa chọn của mình.
- Thiên thời: Chúa ban cho chị thời cơ thuận lợi để thực hiện điều đã chọn.
( Nếu thấy lòng không yên ổn, buồn sầu lo lắng thì phải làm việc lựa chọn lại, hoặc chuyển sang phương pháp nhận định thiêng liêng)
B. Nhận định thiêng liêng.
1. Xem các dấu hiệu Chúa ra cho câu trả lời thứ nhất:
- Chúa muốn chị ở lại dòng.
Thiết lập mối tương quan mật thiết với Chúa và xét các hệ quả của lựa chọn ấy trong chính mối tương quan giữa chị với Chúa.
Quan sát những chuyển động trong tâm hồn của Chị có những ước nguyện nào? Chị cảm thấy được gần Chúa hay xa Chúa hơn? Chị có hài lòng về chính điều chị chọn không? Có thấy được niềm vui, sự bình an hơn hay cảm thấy buồn chán và sầu khổ?
- Chúa muốn chị chuyển ơn gọi.
Thiết lập mối tương mật thiết với Chúa và xét các hệ quả của lựa chọn ấy trong chính mối tương quan giữa chị với Chúa.
Quan sát những chuyển động trong tâm hồn của Chị có những ước nguyện nào? Chị cảm thấy được gần Chúa hay xa Chúa hơn? Chị có hài lòng về chính điều chị chọn không? Có thấy được niềm vui, sự bình an sâu thẳm hơn hay cảm thấy buồn chán và sầu khổ?
- Chị cần phân tích và đọc được ngôn ngữ của các thần qua các chuyển động nội tâm để biết chính xác hơn đâu là ý Chúa muốn nơi chị.
- Nếu chị cảm thấy được gần Chúa hơn, được niềm vui, sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn đó là sự an ủi thiêng liêng. Chị cần nhìn lại để biết an ủi đến từ đâu: thần lành hay thần dữ? Thiên Chúa hay ma quỷ? (LT số 330-336). Chị cũng cần dựa vào tiến trình từ đầu đến cuối nếu chỉ là điều tốt thì đó là thần lành; chiều hướng chuyển biến nội tâm đi từ điều chưa tốt đến điều tốt hơn…
- Nếu chị cảm thấy xa Chúa hơn, buồn chán hay sầu khổ thì đó là sầu khổ thiêng liêng. Chị cũng cần phân tích để nhận ra sầu khổ do đâu? Tại lỗi của chị hay Chúa muốn để cho chị tỉnh thức hơn? ( LT 318-324).
- Vì ta chểnh mảng, thiếu sự ngiêm túc trong các việc thiêng liêng.
- Để thử sức của ta tới đâu ta có thể vươn tới trong việc phụng sự và ca ngợi Chúa.
- Để ta học biết và nhận thức rằng: mọi an ủi không phải tự sức cố gắng của ta, mà đều là ân điển của Thiên Chúa. để nhắc nhở ta đừng tự đắc đến trở thành kiêu ngạo, khoe khoang.
- Không nên thay đổi điều gì đã quyết định trước khi bị sầu khổ (LT. 318).
- Không nên thay đổi những quyết định nhưng phải cương quyết thay đổi chính mình, làm các việc đạo đức như: cầu nguyện, suy gẫm, xét mình và khổ chế cách nghiêm túc hơn (LT. 319).
- Chị cần nhìn lại những nguyên nhân khiến cho ta bị sầu khổ:
- Nếu chị cảm thấy bị sầu khổ cần lưu ý:
- Không nên thay đổi điều gì đã quyết định trước khi bị sầu khổ (LT. 318).
- Không nên thay đổi những quyết định nhưng phải cương quyết thay đổi chính mình, làm các việc đạo đức như: cầu nguyện, suy gẫm, xét mình và khổ chế cách nghiêm túc hơn (LT. 319).
nguồn : Dòng Tên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét