Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

NGƯỜI GIÀU ĐỌC SÁCH, NGƯỜI NGHÈO NGHỊCH ĐIỆN THOẠI

1. Hiện tượng ngồi máy bay
Quan sát những du khách khoảng 30-40 tuổi bạn sẽ thấy, những du khách ở khoang hạng nhất luôn luôn đọc sách, khoang thương gia đa số là xem tạp chí hoặc dùng laptop làm việc, khoang phổ thông chủ yếu là đọc báo, xem phim, chơi điện tử hoặc nói chuyện.
Tại sân bay, người trong các phòng chờ vip đa số sẽ đọc sách, nhưng trong các phòng chờ phổ thông đều dùng điện thoại.
Chính thói quen làm nên vị trí của mỗi người chúng ta!
2. Hiện tượng bao tỏi
Một thương nhân đem hai bao tỏi đến một nơi mà người dân chưa từng nhìn thấy tỏi, họ vô cùng thích thú. Thế là người thương nhân kiếm được hai túi vàng.
Một thương nhân khác nghe nói vậy liền đem hai bao hành tây đến đó, người dân ở đó nhìn thấy hành tây càng thích thú hơn. Họ nghĩ dùng vàng không thể biểu đạt hết được tình cảm của họ dành cho thương nhân, thế là họ đem hai bao tỏi quý giá tặng cho thương nhân đó.
Tuy chỉ là câu chuyện phiếm nhưng thực ra trong cuộc sống cũng như vậy. Người biết nắm bắt trước cơ hội sẽ nắm vàng, người bước theo có thể sẽ nhận tỏi! Phần thưởng thuộc về người biết: Đi trước một bước!
3. Hiện tượng trộm rượu
Có người mua được một thùng rượu ngon để trong sân. Đến ngày hôm sau rượu chỉ còn 4/5, anh ta liền dán lên thùng rượu bốn chữ: Không được trộm rượu. Ngày hôm sau, rượu lại vơi đi 2/5, anh ta lại dán chữ: Trộm rượu phạt nặng. Đến ngày thứ 3, rượu vẫn bị trộm. Thế là anh ta dán ba chữ: Thùng nước tiểu, xem ai còn dám uống nữa không. Ngày thứ 4, anh ta nhìn thùng rượu mếu máo. Thùng đầy rồi. Nhưng đầy nước tiểu.
... Câu chuyện vẫn chưa hết. Đến ngày thứ 5, anh ta lại dán bốn chữ “không được trộm rượu” lên thùng. Ngày hôm đó, rất nhiều người cùng khóc!
Nguyên tắc tâm lý là, càng cấm người ta càng làm, vì bản chất chúng ta là tò mò. Về mặt luật hấp dẫn, thì luật không phân biệt cấm hay không cấm, chỉ cần có từ khóa "trộm rượu" thì rượu chắc chắn sẽ bị trộm!
4. Hiện tượng phân khúc thị trường
Đối với người giàu có, họ sợ sản phẩm không an toàn, sợ không có địa vị, sợ mất thể diện, sợ không tốt bằng người khác.
Đối với người nghèo, họ muốn giá rẻ,muốn quà tặng, muốn giảm giá, muốn tính toán với người khác,muốn tiết kiệm càng nhiều càng tốt.
Sự khác biệt trong suy nghĩ của hai nhóm người khác nhau trong marketing gọi là "Phân khúc thị trường".
Nếu bán cho người giàu, đừng lạm dụng chuyện giảm giá, nếu bán cho người nghèo, đừng quên quà tặng. Việc bạn bán hàng cho phân khúc nào thì phải áp dụng chiến lược đó!
5. Hiện tượng 500 USD.
Một ông chủ đến ngân hàng trên phố Wall vay 500 USD, vay trong hai tuần. Ngân hàng cho vay nhất định phải có thế chấp, ông ta dùng chiếc xe Rolls-Royce đỗ trước cửa làm vật thế chấp.
Nhân viên ngân hàng đưa xe của ông ta vào kho xe và đưa cho ông ta vay đồng tệ. Hai tuần sau, ông ta đến ngân hàng trả tiền, tiền lãi chỉ có 15 USD.
Nhân viên ngân hàng phát hiện trong tài khoản của ông ta có mấy trăm vạn, liền hỏi tại sao ông ta lại muốn vay tiền. Ông ta nói: “Phí gửi xe hai tuần 15 USD, ở phố Wall này không tìm đâu ra được".
Con vật hơn nhau ở sức mạnh cơ bắp, con người hơn nhau là ở cái đầu.
6. Hiện tượng 80/20
Bowling có 10 chai, nếu như bạn ném đổ 9 chai, bạn sẽ đạt được 90 điểm; Nếu như mỗi lần bạn ném đổ cả 10 chai, kết quả bạn sẽ được 240 điểm.
80% phần thưởng trong cuộc sống này dành cho 20% những người xuất sắc nhất.
Từ tốt đến vĩ đại là một khoảng cách dài, nếu được hãy trở nên vĩ đại.
7. Hiên tượng bán trà.
Trương Tam luôn thích uống loại trà 20 tệ. Mỗi lần Trương Tam mua trà ở tiệm mới mở, ông chủ đều tặng anh nửa lạng trà ngon.
Trương Tam dùng trà ngon để tiếp khách. Một hôm rảnh rỗi ngồi pha trà liền thử một ngụm trà ngon. Uống xong cốc trà ngon miễn phí, Trương Tam liền không muốn loại 20 tệ nữa.
Đặc biệt là, cho dù anh ta mua trà đắt như thế nào, ông chủ đều tặng nửa lạng trà ngon hơn. Trong vòng nửa năm, tiền Trương Tam mua trà gấp 10 lần trước đây.
Khi bạn bán trà, nhớ tặng thêm trà, nhưng phải ngon hơn!
8. Hiện tượng thương hiệu
Giá gốc của Hermes chỉ có 400-600 tệ, bán thành 6 vạn. Các ông chủ vẫn đổ xô vào mua hàng. Thương hiệu là cái gì? Thêm một số 0 vào giá gốc chính là thương hiệu. Thêm hai số 0 vào giá gốc được gọi là hàng xa xỉ. Muốn thêm bao nhiêu số 0 vào giá gốc thì thêm đó gọi là di sản.
(sưu tầm)

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Truyện cười: Rước phải xương Chúa.

Kết quả hình ảnh cho rước lễ
Có một anh chàng thanh niên ở một giáo xứ nhỏ thuộc miền quê của thành phố nọ, anh ta nổi tiếng là bê bối, rượu chè say sưa từ ngày này qua ngày kia nên người đời gọi anh ta là "Con sâu rượu". 
Vào một ngày Chúa Nhật đẹp trời, anh chàng thanh niên đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật và đi lên rước mình máu Chúa trong lúc anh ta đang say rượu. Khi vị linh mục thấy anh ta, thì rất là lúng túng vì biết rằng không thể cho kẻ say rượu rước mình máu Chúa.
Nhờ ơn Chúa sáng soi, ngay lúc đó, vị linh mục nhớ là mình có một hột nút áo dòng bị đứt đang nằm trong túi, Ngài liền lấy ra và đút vào miệng anh chàng thanh niên.
Sau khi rước mình máu Chúa, anh chàng thanh niên cảm thấy sao mình máu Chúa hôm nay cứng quá, anh ta nghĩ thầm: " Chắc là hôm nay ta không được may mắn nên nhận lãnh trúng xương của Chúa."

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Những lệch lạc trong đời sống khiết tịnh.

Nếu đức khiết tịnh được sống đúng theo giá trị của Tin Mừng, nó sẽ giúp người tu sĩ được sinh hoa kết trái với những điều đẹp nhất trên đời. Còn khi nó chỉ là cái vỏ bên ngoài, nó sẽ khiến người đó trở nên thứ tồi tệ không gì tồi tệ hơn. Bởi thế, có người từng nói, không có kiểu tu sĩ lưng chừng, chỉ có những tu sĩ là Thiên Thần và những tu sĩ là ác quỷ.
la.jpg
Có lẽ không ít lần, chúng ta được may mắn diện kiến những vị tu sĩ đắc đạo, có một đời sống vô cùng thanh thoát, gương mẫu, thánh thiện. Nơi các vị ấy, ta thấy toát lên nét chân tu. Họ là những người đã sống sự khiết tịnh của mình một cách thật ý nghĩa. Nhưng đáng buồn thay, cũng có không ít những tu sĩ, càng tu lâu càng trở nên khó tính, khó ưa, chẳng ai muốn đến gần, càng sống lâu trong đời tu, họ càng trở nên khô cằn và trở thành gánh nặng cho người khác. Dĩ nhiên, con người nào cũng có yếu đuối, và không thể đòi hỏi người nào đi tu cũng phải thành thánh nhân. Nhưng nếu như một đời tu không giúp người ta trở nên đáng yêu và dễ gần hơn, ấy là vì người đó đã không sống sự khiết tịnh theo cách không đúng đắn; họ đã mắc phải một số lệch lạc trong đời độc thân của mình.

Đó có thể là người, dù đã cống hiến tất cả, trao ban tất cả những gì mình có, hy sinh rất nhiều, nhiệt thành và hết mình trong mọi công việc, họ làm được mọi thứ, nhưng chỉ thiếu một điều là không biết yêu thương. Họ để cho lý trí hoạt động quá nhiều, không để cho con tim lên tiếng. Họ chỉ lo giữ khiết tịnh cho mình, tuân giữ kỷ luật này nọ, quá khắt khe với bản thân và với người khác, đến độ cắt đứt các tương quan. Họ sống mà không biết cảm thông, không biết nâng đỡ, chỉ biết trách móc và hình phạt. Họ sống đời tu mà lo sợ quá nhiều, sợ những cám dỗ, sợ bị người khác lôi kéo, sợ áo tu bị vấy bẩn, sợ đôi bàn tay bị dính bụi hồng trần. Sự khiết tịnh đối với họ hệt như chiếc lồng sắt, nhốt họ lại bên trong, khiến họ chẳng có chút tự do nào để mở ra với người khác.

Cũng có người quan niệm sai lầm rằng đi tu là vượt lên trên thân phận nhục thể. Đi tu thì chỉ lo những chuyện thiêng liêng, nghĩ đến điều thiêng liêng, còn chuyện vợ chồng, sinh con là chuyện của người bình thường, người yếu nhân đức, kém cỏi. Họ cho rằng lo cho gia đình, vợ chồng con cái là chuyện mệt mỏi. Họ gồng hết sức kháng cự lại những xung động nhục dục, vì xếp nó vào những điều xấu xa tội lỗi. Họ cứ nghĩ rằng đi tu là sống cõi bên kia của thế giới. Những gì tồn tại trong trần gian này đều là những thứ bỏ đi, chẳng đáng bận tâm. Họ suốt ngày mơ mộng về một cõi phúc nào đó xa xôi mà quên mất rằng con đường dẫn đến hạnh phúc đang nằm dưới đôi chân mình và cửa ngỏ để tiến vào Thiên Đàng là phút giây hiện tại. Họ tự hào về đời tu của mình, cho rằng mình đã chọn Giêsu, một tình yêu cao nhất, chứ không như những người kia, chỉ chọn những tình yêu thấp hèn.

Tư tưởng này dẫn đến một kiểu suy nghĩ rất thiện cẩn “có Chúa là đủ rồi”, theo nghĩa, đi tu thì chỉ cần đọc kinh xem lễ là đủ, còn tương quan với người khác không cần thiết. Dĩ nhiên, Chúa là tất cả của đời mình, là lý tưởng để mình vươn tới. Nhưng Chúa không thay thế chuyện cơm ăn áo mặc, chuyện lao động, học hành… Chúa không phải là một đối tượng cố định nào đó mà ta có thể nắm giữ trong lòng bàn tay rồi tự hào. Khi ta nói “có Chúa” là ta đang nói đến một niềm xác tín về sự hiện diện và đồng hành với Chúa trong cuộc đời mình ngang qua những thăng trầm, các tương quan, biến cố… chứ không phải một kiểu sở hữu. Thật ra, cũng là một kiểu lệch lạc khi người ta coi Chúa như là chỗ thay thế cho vị trí của người vợ hay người chồng. Người tu sĩ không “kết hôn” với Chúa như người đời kết hôn với nhau. Do thấy thiếu vắng trong tâm hồn, nên người ta tưởng tượng Chúa như người bạn đời. Thật ra, Chúa là Chúa, là một thực thể siêu việt, Chúa không là vợ hay là chồng. Chúa không khoả lấp những thiếu hụt hay trống vắng của người tu sĩ. Bất cứ khi nào còn sống trong thế giới này, người tu sĩ còn bị những điều thuộc về thế gian này chi phối. Dù có cố gắng chống chế hay tưởng tượng thế nào, người tu sĩ vẫn cứ cảm thấy sự cô đơn và trống vắng trong tâm hồn. Họ vẫn cần tình cảm, cần được an ủi, cần được nâng đỡ. Sống đời khiết tịnh là thẳng thắn và thành thật thừa nhận và đón nhận đều này chứ không khước từ nó rồi lấy hình ảnh Thiên Chúa khoả lấp vào.

Không thể không thừa nhận một điều rằng Chúa là điểm tựa và là nguồn sức mạnh của người tu sĩ để họ sống trọn vẹn và sinh hoa trái sự khiết tịnh của mình. Chính Chúa đã mời gọi họ sống như vậy và chính tình yêu Chúa đã thúc bách họ chọn đời sống này. Nhờ cảm nghiệm được điều đó, người tu sĩ mới dám can đảm chọn “con đường chẳng mấy ai đi”. Nhưng cần phải ý thức rằng chúng ta không thấy Chúa nhưng thấy một người nào đó. Chúa không phải là một đối tượng mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt và đụng chạm bằng tay chân. Tình yêu và lời mời gọi của Chúa có một âm vị rất khác, không giống như tình yêu nam nữ trong thế giới con người. Đừng bao giờ đem Chúa ra để khoả lấp cho những trống vắng của mình. Cũng đừng tưởng tượng ra một vị Thiên Chúa nào đó chỉ dành riêng cho mình. Chúa sẽ đồng hành với họ qua những lúc phải chiến đấu để vượt thắng chính mình qua những hướng dẫn của bề trên hay linh hướng, hay qua sự hiện diện và nâng đỡ của ai đó, chứ không phải “có Chúa” rồi thì không còn cảm thấy khó khăn gì nữa cả. Sống khiết tịnh đúng nghĩa mời gọi người tu sĩ chìm sâu vào tình Chúa, để rồi mang tình ấy lan toả khắp không gian và thời gian. Đó là một lối sống đậm chất yêu nhờ một lực đẩy mãnh liệt đến từ con tim luôn biết mềm lòng trước Chúa và mở ra với tất cả mọi người. Như thế, càng sống khiết tịnh, người tu sĩ phải cảm thấy mình càng sống chan hoà hơn, cởi mở hơn, yêu đời hơn, mặn nồng hơn, lôi kéo người ta về với Chúa hơn, trở thành người của tất cả mọi người, chứ không đóng kín, trở thành “của riêng” của một ai đó, kể cả chính mình.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
(dongten.net 10.03.2018)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Góc thơ cầu nguyện.

“Mai lễ Thánh Đường chẳng nến hoa
Không gian phủ sắc tím chan hòa
Dòng đời vẫn chen chân cơm áo
Ai "bỏ mình vác Thập Giá theo Ta"?..”

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Truyện cười: hẹn với bồ nhí

Kết quả hình ảnh cho iphone ringing


Hai vợ chồng đang ngồi nói chuyện, chiếc điện thoại đắt tiền reo inh ỏi, anh chồng làm giám đốc một công ty liền bắt máy.
Bên kia giọng bồ nhí õng ẹo: "Anh đó hả?”
Anh chồng bối rối một chút, rồi nảy ra sáng kiến, liền trả lời:
- Alô! Ai đó? À, danh sách khen thưởng nhân viên công ty hả?
- Anh giỡn hoài, có thương em nữa không nè?
- Thứ nhất: Nguyễn Hoài Thương
- Thế em đến với anh nghen!?
- Thứ hai: Lê Văn Kẹt
- Hay là... Anh qua đây với em đi!
- Thứ ba: Đỗ Văn Bận
- Thế khi nào anh mới đến được?
- Thứ tư: Mai Văn Tới
- Lúc mấy giờ hả anh?
- Cuối cùng: Nguyễn Văn Bảy
Ông giám đốc tắt máy, quay sang vợ: "Hừ, văn phòng làm ăn bê bối quá. Danh sách khen thưởng mà cũng quên!"
Lời Binh: không có gì có thể dấu được với lương tâm. Đừng làm gì có lỗi thì lương tâm sẽ bình an

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

[Mùa Chay 2018] Khi Bạn Cầu Nguyện: Nâng Nhau Lên Trong Mùa Chay


Có quá nhiều nỗi thống khổ trên thế giới tưởng chừng như không thể vượt thắng được. Nhưng rồi Kinh Thánh lại dạy chúng ta hãy có niềm hy vọng vì điều dường như không thể đối với chúng ta lại có thể đối với Thiên Chúa (Lc 18:27). Đây rõ ràng là lý do ví sao việc cầu nguyện chuyển cầu lại trở nên quá giá trị. Và đây là lý do vì sao chúng ta muốn nhìn đến lời chuyển cầu trong Mùa Chay này.
Giá Trị Của Sự Chuyển Cầu. 
Chuyển cầu không giống với việc thờ phượng, việc soi sáng thiêng liêng, hay tạ ơn. Đó không chỉ là việc cầu nguyện cho những người đang cần giúp đỡ. Chuyển cầu là một sự kết hợp của việc xin Thiên Chúa đi vào một hoàn cảnh khó và việc tin rằng Chúa sẽ giải quyết gian khó ấy.
Bạn có muốn biết việc cầu nguyện chuyển cầu quan trọng thế nào đối với Thiên Chúa không? Chỉ cần nhìn vào Kinh Lạy Cha có lẽ là tất cả mọi điều bạn cần. Trong lời kinh ấy, Chúa Giêsu dạy chúng ta xin nhiều điều quan trọng: cho người ta thấy vinh quang của Thiên Chúa và thờ phượng Người; cho người ta được đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa; để Thiên Chúa ban cho chúng ta lương thực hằng ngày, tha thư tội lỗi, và bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ. Còn gì nữa, theo Thánh Luca, Chúa Giêsu đính kèm với lời cầu nguyện này bằng lời hứa là nếu chúng ta xin, thì chúng ta sẽ nhận lãnh (Lc 11:9).
Việc chuyển cầu là quá giá trị đến nỗi chính Chúa Giêsu cũng cầu nguyện cách này. Trong Bữa Tiệc Ly, chỉ vài giờ trước khi Ngài chịu chết, thì Ngài đã cầu nguyện cho các tông đồ của Ngài và cho chúng ta: bảo vệ chúng ta, ân sủng để chiến thắng cơn cám dỗ, thánh hoá chúng ta, và sự hiệp nhất của chúng ta (Ga 17:9-21).
Rõ ràng, lời cầu nguyện chuyển cầu không phải là một việc thiêng liêng hạng hai. Đặc biệt là trong mùa đầy ân sủng như Mùa Chay, chuyển cầu có thể là một vũ khí mạnh mẽ chống lại tội lỗi và sự sợ hãi ở nơi những người thân yêu của chúng ta và trong thế giới.
Sự Kiên Định
Sự kiên định là trung tâm của việc cầu nguyện chuyển cầu. Người liên lỉ sẽ dành được sự chú ý của Thiên Chúa. Chẳng phải đây là điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta qua dụ ngôn người bạn kiên định sao (Lc 1:5-13)? Vào giữa đêm. Một người thân cận đến xin giúp đỡ, nhưng người kia thì không muốn đi ra khỏi giường. Bất chấp sự kháng cự của ông, cuối cùng thí người kia cũng ra khỏi giường và giúp người hàng xóm của ông - vì sự kiên định của người hàng xóm của ông. Cùng một cách, Chúa hứa rằng rằng nếu chúng ta kiên định trong việc cầu nguyện chuyển cầu của chúng ta, thì Thiên Chúa sẽ đáp trả.
Hai câu chuyện khác từ Kinh Thánh cũng dạy cùng một thông điệp tương tự. Một là câu chuyện dụ ngôn về một bà goá đã đến khẩn xin ông thẩm phán cho đến khi ông ta chấp nhận yêu cầu của bà thì thôi. Chúa Giêsu nói với những người nghe Ngài rằng ông quan toà không nhất thiết phải quyết định theo hướng có lợi cho bà vì bà đúng; mà chỉ vì bà ấy làm cho ông ta mỏi mệt (Lc 18:1-8).
Câu chuyện còn lại là một cuộc gặp gỡ thật sự mà Chúa Giêsu có với người phụ nữ Ca-na-an (Mt 15:21-28). Con gái của bà đang cần chữa lành, nhưng vì bà là một người dân ngoại, nên Chúa Giêsu gần như là không sẵn lòng giúp. Bất chấp việc nghe thấy Chúa Giêsu coi dân của bà như những con chó, bà vẫn kiên định. Bà đã không bị từ chối. Sau cùng, Chúa Giêsu đồng ý “Này bà, niềm tin của bà mạnh thật!” (15:8). Những câu chuyện này thật đơn giản nhưng rõ ràng: hãy nhẫn nại!
Chúa Giêsu Chuyển Cầu Cho Chúng Ta
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài rằng các ông sẽ bỏ Ngài trong giờ Ngài cần giúp đỡ. Rồi Ngài quay sang Phê-rô và nói, “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh" (Lc 22:32). Ngài biết Phê-rô sẽ cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa sau khi ông từ chối là biết Chúa Giêsu và Ngài đã cầu nguyện cụ thể cho sự trợ giúp ấy.
Chúa Giêsu không chỉ cầu nguyện cho Phê-rô hay các tông đồ. Trong Thư Gửi Tín Hữu Do Thái, chúng ta đọc thấy rằng Ngài “sống mãi mãi để chuyển cầu” cho mỗi người chúng ta (7:25). Hãy ghi lại hình ảnh cảnh này: Chúa Giêsu, giờ đây đã sống lại trong vinh quang và vẻ đẹp của Thiên Đàng, đang dành toàn bộ thời gian của Ngài - mãi mãi - để cầu nguyện cho chúng ta. Ngay bây giờ, Ngài đang cầu nguyện cho bạn và cho những người thân yêu của bạn.
Theo cùng một cách thế, chúng ta là những người Công Giáo được dạy ngay từ rất sớm là hãy xin Mẹ Maria “chuyển cầu cho chúng con trong giờ lâm tử”. Chúng ta tin rằng Đức Đồng Trinh Maria có một vai trò chuyển cầu đặc biệt trên thiên đàng. Giống như bất cứ một người mẹ tốt lành nào, Mẹ có thể bước vào căn phòng của con trai mình bất cứ lúc nào và xin sự trợ giúp của Ngài. Mẹ biết những thách đố và những vết thương và những nhu cầu của con cái Mẹ, và Mẹ hằng tiếp tục cầu nguyện cho họ. Và giống như bất cứ một người mẹ tốt lành nào, Mẹ an ủi chúng ta khi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta. Mẹ tái đảm bảo với chúng ta rằng Mẹ ở cùng chúng ta, cầu nguyện ngay cạnh chúng ta.
Đây không phải là những sự thật ủi an sao? Chúa Giêsu đã hứa rằng nếu chúng ta xin, thí chúng ta sẽ lãnh nhận. Ngài đã hứa rằng nếu chúng ta kiên định trong việc cầu nguyện của chúng ta, thì chúng ta sê thấy Thiên Chúa hành động. Và Ngài hứa rằng Ngài sẽ cùng chúng ta, cùng với Mẹ của Ngài, trong việc cầu nguyện cho hết mọi nhu cầu và bận tâm mà chúng ta dâng lên Ngài. Chúng ta không bao giờ đơn độc trong cầu nguyện!
Ý Muốn Nhiệm Mầu Của Thiên Chúa
Nhưng chúng ta sẽ nói, “Tôi kiên định. Nhưng tại sao một số lời cầu nguyện của tôi lại không được đáp trả?” Đây là một trong những mầu nhiệm lớn lao của niềm tin nơi chúng ta. Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu luôn yêu thương chúng ta. Chúng ta biết rằng Ngài không muốn thấy bất cứ ai đau khổ. Nhưng chúng ta không luôn thấy những đáp trả cho những lời nguyện cầu của chúng ta, bất luận là ý hướng tốt lành thế nào và chúng ta đang kiên định cỡ mấy. Câu trả lời tốt nhất chúng ta có thể mang lại là Thiên Chúa luôn đáp trả lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng chúng ta không luôn biết cách nào và khi nào.
Joe Difato, nhà xuất bản của tạp chí này, là một gương của sự nhẫn nại. Ông có một cô con gái lớn bị mù kể từ khi cô bé lên bốn. Joe cầu nguyện thường xuyên cho con gái mình được chữa lành. Giống như bất cứ người cha mẹ nào, ông muốn con gái ông sáng mắt. Đồng thời, ông thấy chính bản thân mình bị thoái lui vào khả năng là con gái ông sẽ luôn mù. “Tôi tin rằng Chúa Giêsu muốn chữa lành con gái tôi, và tôi cầu xin điều này”, ông nói. “Nhưng con gái tôi vẫn cứ mù. Đôi khi tôi mất niềm hy vọng là con gái tôi sẽ sáng mắt. Đôi khi tất cả mọi điều tôi có thể làm là nỗ lực kiên định bất chấp sự hoài nghi của tôi”.
Bốn Mươi Ngày Cầu Nguyện
Trước sự bất lực của chúng ta để hiểu trọn vẹn ý muốn của Thiên Chúa, thì cách duy nhất là chúng ta tiếp tục tiến bước trong niềm tin của mình bằng việc kiên định. Cách duy nhất để tiến bước là tin rằng Thiên Chúa sẽ đáp trả lại lời cầu nguyện của chúng ta theo sự khôn ngoan của Ngài và theo thời gian của Ngài.
Vì thế, khi Mùa Chay bắt đầu, tại sao lại không đặt ra một danh mục cầu nguyện của riêng chúng ta? Hãy nghĩ về những người mà bạn biết là đang đau đớn, bất luận về thể lý hay tinh thần. Hãy nghĩ về một hoặc hai hoàn cảnh trên thế giới đang lôi cuốn sự chú ý của bạn nhất - có lẽ là tình trạng bất ổn ở Trung Đông, nạn phá thai, nạn đói ở Châu Phi, hay tình trạng nghèo ở Châu Mỹ Latinh - và thêm chúng vào danh mục của bạn. Rồi hãy nhìn vào danh mục mỗi ngày và cầu nguyện cho những nhu cầu này.
Chớ gì tất cả chúng ta “cầu nguyện không ngừng” trong Mùa Chay này (1 Tx 5:17). Ai mà biết? Có khi vào Chúa Nhật Phục Sinh, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta một câu trả lời đặc biệt cho một trong những lời cầu nguyện sâu thẳm nhất của chúng ta cho ai đó trên danh mục của chúng ta!
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ The Word Among Us)