Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi

Kết quả hình ảnh cho mèo thích ăn cá nhÆ°ng mèo không biết bÆ¡iTrong cuộc sống không nên so sánh, một người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn. Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng.
Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.
Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.
Đây chính là thực tại trong xã hội, ai cũng có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của cuộc sống!
Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó.
Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.
Có những chuyện không phải là không thèm lưu tâm, mà là có lưu tâm cũng chẳng làm được gì. Chỉ biết dốc toàn lực của mình để ứng phó là được, cuộc đời không có nếu, chỉ có hậu quả và kết quả …
Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ
Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt.
Chỉ khi biết thế nào là mệt mỏi, thì mới cảm nhận được thế nào là an nhàn; nếm qua cay đắng thì mới biết thế nào là ngọt bùi. Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.
Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị.
Khổ có thể giúp một người trưởng thành
Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.
Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.
Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.
Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.
Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.
Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.
Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.
Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!
Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi...
Chúc các bạn 1 năm mới nhiều thành công trong cuộc sống, phát triển trong sự nghiệp và tìm được niềm vui đích thực cho riêng mình.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Đức tin con chẳng lớn bằng hạt cải

Kết quả hình ảnh cho ĐỨC TIN VÀ HẠT CẢI

Thưa Thầy Giêsu, con xin dành vài phút cầu nguyện, hồi tưởng, nghĩ suy một chút về vị trí của Thầy trong cuộc đời con. Con là người Công giáo, là người Kitô hữu, nhưng chưa chắc con đã có đức tin! Có lẽ con cũng có chút đức tin, nhưng chắc là bé nhỏ lắm, chẳng lớn bằng hạt cải đâu!
Dù cuộc sống có bận rộn, có bon chen đến mức nào, con cũng phải dành một chút khoảng lặng để hồi tâm, để xét mình, để biết mình, để vui, để buồn, để cười, để khóc. Thời gian có nhịp điệu của nó, có hơi thở, có tiếng thì thầm. Thời gian có lúc nặng nề, nhưng đôi khi trở nên rất nhẹ.
Trong muôn mặt phức tạp ấy, con dừng lại một chút, con quyết định ở lại với Chúa một chút trong tĩnh lặng, trong cung lòng mình. Thầy Giêsu ơi, Thầy đang ở đâu trong lòng con, Thầy đang ở đâu trong cuộc đời con? Con không biết, xin Thầy chỉ cho con, xin Thầy nói cho con!
Lâu nay, nhiều năm nay, đâu là vấn đề con hay quan tâm? Trong năm nay, trong nhiều tháng nay, đâu là điều con quan tâm nhất? Trong những ngày này, con đang bận tâm lắng lo điều gì? Nhiều điều quá, nhiều việc quá, rối trí quá, rối lòng quá, con cần dừng lại và hỏi xem: điều gì quan trọng hơn, điều gì cần thiết hơn, điều gì tốt đẹp hơn… Nhưng Chúa ơi, hỏi như thế, biết như thế thì giúp ích được gì? Có lẽ khi gọi tên chính xác được vấn đề là đã giải quyết vấn đề được một nửa. Biết như thế có lẽ để biết mình, biết như thế để biết cầu nguyện, biết như thế để biết cố gắng.
Giữa các ước muốn
Con muốn biết bao điều, con muốn biết bao người? Có người nói: giấc mơ không phải mất tiền, nên mơ ước cái gì đó to tát vào, vĩ đại vào! Nhưng to tát nghĩa là gì, vĩ đại nghĩa là gì? Cũng có câu: lòng tham không đáy. Lại có câu khác: tham thì thâm. Thầy Giêsu có lần nói: anh em hãy cẩn thận, hãy giữ lòng mình khỏi sự tham tham. Giữa những khao khát, giữa những ao ước, giữa những dự định ấy, Chúa đang ở đâu Chúa ơi? Chúa Giêsu có ở trong con hay không, hay là Chúa chỉ là một bức tượng được đặt trang nghiêm trong nhà thờ?
Nếu Chúa Giêsu ở trong con? Liệu con có còn những ước muốn vô lối và nhiều khi tội lỗi nữa? Có lẽ khi có ước muốn tội lỗi, con không muốn nhớ tới Chúa, vì thật là rách việc. Tự nhiên lại có Người cản bước mình muốn đi. Có lẽ khi ước ao điều xấu xa, con không muốn nghĩ đến Chúa, vì con sợ giống như ông Ađam xưa. Khi ấy, con sợ bị Chúa nhìn thấy sự trần trụi của mình, con sợ bị Chúa phát hiện tội lỗi giấu kín của mình. Nhưng con quên mất rằng, chẳng có gì giấu được Chúa. Con có thể che mắt cả thế gian, nhưng chẳng thể che mắt Chúa.
Nếu Chúa Giêsu ở trong con, thì con đâu còn những tham vọng hão huyền? Hão huyền để làm gì, vì chúng tựa cơn gió thoảng qua, vì chúng tựa nước vôi được quét rồi bị tàn phai chỉ sau một trận mưa, vì chúng tựa như những lời khen xã giao chẳng chút quan tâm. Hão huyền để làm gì, vì người ta tự thu hút, ràng buộc và giật dây nhau trong cái mớ bòng bong của dư danh phù vân.
Nếu Chúa Giêsu ở trong con, thì con đâu còn quá bận tâm đến những sở thích không đâu của bản thân, mà quên đi người thân và bạn bè mình đang đói khát, đang trần truồng, đang mù chữ, đang chịu bất công trăm bề. Chắc hẳn con phải có một chút tình thương và lòng trắc ẩn nào đó của Chúa. Chắc hẳn con phải có một chút ánh mắt tinh tường và đầy cảm thông của Chúa. Chắc hẳn con phải có một chút ước muốn nào đó của Chúa Cha.
Giữa các vấn đề
Giữa bao vấn đề của cuộc sống hằng ngày, cung cách hành xử của con là gì? Con có nhu nhược trước cái ác và trước những bất công? Con có sống công bằng với những người nghèo và người yếu thế. Con có hành xử theo cách trả thù không? Con sống có trách nhiệm hay lại đổ trách nhiệm cho Chúa và cho người khác. Con có để cho mình bị cuốn vào những vòng xoáy tội lỗi đầy bạc nhược và nhơ bẩn. Ôi Chúa ơi! Chúa có đó, mà con không muốn nhìn thấy Ngài. Hình như ít khi con cần đến sự trợ giúp của Chúa. Hình như con cứ một mình vật lộn với cuộc sống. Hình như con cứ làm một mình và hành xử theo cách riêng của con. Hình như Chúa chỉ biết đứng nhìn và bó tay với con.
Chúa muốn ban sức mạnh cho con, Chúa muốn giúp con một tay, Chúa muốn hiến kế giúp con, Chúa muốn đồng hành với con, mà hình như con chưa cần Chúa, hình như con chưa xin Chúa điều gì. Chúa giàu có vô cùng và quảng đại vô cùng, thế mà hình như con chẳng màng tới!
Giữa các tương quan
Con cứ sống theo kiểu của con và theo kiểu mà người ta nói cho con. Có lẽ vì con đã gắn bó đến mức gắn chặt vào những đồ vật và những con người này nọ. Những mối tương quan ấy nhiều khi biến thành tiêu cực của sự phụ thuộc, của sự lệ thuộc, của sự nô lệ, và tự do tự nhiên mất chỗ đứng.
Con thử hỏi lòng mình một chút: Có đồ gì đó mà con không thể tách rời? Có ai đó mà con không thể tách rời? Có sở thích hoặc đam mê gì đó mà con không thể tách rời? Giữa những điều, những người tạm gọi là gắn bó nhất ấy đối với con, thì Chúa Giêsu có chỗ đứng nào! Có người nói vui và chân thành rằng: trong những mối tương quan ấy, mà nghĩ tới chúa Giêsu, thì mất cả vui. Nói như thế để thấy rằng, niềm vui của con và của người nói như thế, còn rất mờ nhạt và nông cạn.
Bằng cách nào, mà con có thể kinh nghiệm xương máu được rằng, Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất của cuộc đời con, rằng Thầy Giêsu là Con Một của Chúa Trời, rằng Thầy Giêsu ấy chính là Thiên Chúa, và rằng thực sự chúng con là anh chị em ruột thịt của nhau. Niềm xác tín ấy vô cùng căn bản và vô cùng sâu xa.

Thầy Tứ Quyết SJ.

Khi yêu, ôm, hôn, sờ thì có tội không?

Hình ảnh có liên quan
Khi nam nữ đã đến tuổi trưởng thành, họ yêu nhau và có những đụng chạm cơ thể như ôm, hôn, sờ, nhưng chưa đi quá giới hạn thì có tội không?
Chào bạn,
Nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng, những chuyện như “ôm, hôn, sờ, hay thậm chí là “đi quá giới hạn” đối với những người đang yêu là chuyện bình thường, chẳng có tội lỗi gì cả. Khi bạn đặt ra câu hỏi này, hẳn là bạn đã có chút gì đó băn khoăn. Trực giác đã mách bảo cho bạn biết, có cái gì đó không ổn, khiến bạn phải suy nghĩ. Chúng tôi sẽ không khẳng định là những hành vi mà bạn nói đến là tội hay không. Chúng tôi chỉ đưa ra một vài chỉ dẫn, rồi dựa trên lương tâm của mình bạn hãy tự suy xét nhé. Có lẽ như thế sẽ giúp ích cho bạn hơn!
Thế nào là “đi quá giới hạn”? Phải chăng chỉ khi nào có hành vi quan hệ tình dục với nhau mới được coi là “đi quá giới hạn”? Mà “giới hạn” ở đây là giới hạn cái gì? Quan niệm về “giới hạn” bây giờ thay đổi khá nhiều so với ngày xưa. Thời trước, nam và nữ thậm chí còn không thể đụng chạm đến nhau. Ngày nay, nhiều bạn trẻ chắc sẽ bĩu môi và phản đối nếu có ai đó cho rằng hai người yêu nhau mà chưa cưới nhau (đặc biệt là các bạn trẻ) thì chỉ được đi chơi, ăn kem, ngắm trăng, làm thơ… chứ không được cầm tay nhau, ôm ấp nhau hay hôn nhau.
Khi yêu, người ta luôn bị thúc đẩy để có những hành vi thân mật. Với tư tưởng khá thoáng và mở ra, các bạn trẻ cho rằng “ôm”, “hôn” và “sờ” đơn thuần chỉ là những biểu hiện của tình yêu, nó giúp tô điểm cho tình yêu và làm cho tình yêu thêm mặn nồng. Yêu mà chỉ nắm tay không thôi thì chán quá! Thời buổi đi lên cung trăng rồi, làm gì có chuyện yêu mà chỉ “liếc mắt đưa tình”, “lén nhìn nhau cười mỉm” như cha ông thời tiền sử nữa. Ngoài ra, khi ở gần người mình yêu, những hành vi thân mật tự nó xảy đến, một cách tự nhiên đến nỗi khó mà kiểm soát được và có khi còn là những hành vi vô thức nữa.
Bạn thân mến, là tội hay không, tội nặng hay nhẹ… đều nằm ở ý hướng của bạn. Khi bạn ôm và hôn người yêu, bạn đang tìm kiếm điều gì? Đó là một cái ôm và cái hôn bình an, trao gửi tình yêu, hay tìm kiếm nhục dục? Đó là một hành vi thể hiện hạnh phúc, hay chỉ là thoả mãn cho nhu cầu sinh lý hạ đẳng, xem thường thân xác mình? … Tế nhị mà nói, chẳng có một quy định cụ thể nào cho chúng ta biết “sờ” đến đâu là tội, và đến đâu là không. Bạn lại phải suy xét ý hướng của bạn và mức độ mà bạn đã phạm, vì đây là phạm vi riêng tư, chỉ có bạn và Chúa biết. Bất cứ một hành vi hay một tư tưởng nào đó không đưa bạn hướng về Chúa, hướng về trời cao, nhưng chỉ thúc đẩy đi tìm những điều thấp bé, làm cho con người bạn bị vẩn đục, và bạn ưng thuận nó, đó là tội.
Những thúc đẩy của nhục dục bao giờ cũng rất mạnh mẽ. Từ ôm đến hôn, đến sờ, rồi đến việc quan hệ là một khoảng cách rất gần. Chúng ta cũng không thể biết được là có điều gì nữa sẽ xảy ra sau đó. Đến khi giật mình lại thì ta phát hiện là mình đã đi “quá giới hạn” lâu lắm rồi, chứ không phải mới đây, cũng không phải là lúc có hành vi quan hệ. Tình yêu không có tình dục thì cũng chỉ như tình đồng chí (người ta nói vậy!), nhưng đừng nên đồng hoá tình yêu với tình dục; đây là hai điều khác nhau. Đối với người Công giáo, chúng ta được mời gọi để luôn yêu và yêu cháy bỏng, nhưng chỉ được phép có hành vi tình dục trong phạm vi hôn nhân hợp pháp. Dù chưa thật sự có hành vi giao hợp, nhưng những hành vi như ôm, hôn, sờ… với ý hướng tìm kiếm nhục dục sẽ “mở đường” cho nó và là cửa ngõ đưa bạn vào việc vi phạm điều răn thứ Sáu (chớ làm điều dâm dục); có khi, thực hiện những hành vi nhỏ này đã là một sự vi phạm rồi. Vì thế, để gìn giữ bản thân, tốt nhất là nên phòng hờ và cảnh giác.
Tình yêu là một quà tặng lớn lao Thiên Chúa ban cho con người. Chúc mừng bạn vì bạn đã được Chúa cho nếm hưởng sự dịu ngọt của nó ở tuổi mới lớn. Tình yêu mà bạn đang thụ hưởng đang rất thi vị và rất trong sáng. Mong bạn cố gắng gìn giữ nó và xây dựng nó bằng sự chân thành, và bằng những ý hướng tốt lành của mình. Các bạn có thể có những cử chỉ quan tâm, thân thiết và thể hiện tình yêu dành cho nhau, nhưng hãy luôn thận trọng để không làm cho tình yêu ấy chỉ đơn thuần là nhục dục. Hãy giúp nhau lớn lên hơn nữa trong sự tin tưởng, trong sự phục vụ và trong niềm tin vào Đấng vẫn hằng dõi theo và chúc phúc cho hai bạn.
Bạn là người thông minh và đạo đức, hẳn là bạn đã tìm ra được câu trả lời cho mình rồi phải không? Mến chúc bạn mọi điều an lành!
Thân ái,

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Cầu nguyện

Thiên Chúa xuất hiện trong tiếng thì thầm. Dù không thấy Đức Chúa ở trong gió bão, trong động đất hay trong lửa, nhưng tiên tri Ê-li-a đã nhận ra và đáp lời Đức Chúa khi Ngài cất lời trong tiếng gió hiu hiu. Những lời thì thầm có một sức mạnh to lớn trong tương quan giữa người với người. Gần gũi Thiên Chúa để có thể lắng nghe được lời thì thầm của Ngài quả là không dễ, nhất là giữa những bận mải của cuộc sống đời thường. Cầu nguyện sẽ mang lại cho ta một cơ hội tốt để thưa chuyện với Chúa, và để lắng nghe những lời thì thầm của Ngài.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

CHÚA THẢ THÍNH..VÀ CON ĐÃ DÍNH...

Chúa " thả thính " mấy lần mà không dính
Nhưng lần này, con dính rồi... Chúa ơi! 
Trước mặt Ngài, giờ đây con " cạn lời "
Ngài " tỏ tình " tuyệt vời lắm...Chúa ạ!
Ai biểu " thính " của Ngài mật ngọt quá?
Con " đớp " liền sợ người lạ " đớp " thôi
Kể từ nay, Ngài là của con rồi
Con với Ngài một đôi không rời nhé!?
Mỗi ngày trôi đôi mình cùng vui vẻ
Cùng trò chuyện và luôn sẽ bên nhau
Cùng vun đắp cho một mối tình đầu
Bằng những lời nguyện cầu đơn sơ nhất
Con muốn Ngài hẹn hò vào chủ nhật
Cùng " thả thính " mọi người thật hăng say
Con " không phải là dạng vừa đâu" ...này
Vì con muốn mỗi ngày thêm người nữa
Chúa " thả thính " nên Chúa cần phải hứa
Yêu thương con như đứa trẻ mãi nha!
" Rắc thêm muối " cho tình luôn mặn mà
Để con mãi là người tình Chúa nhé!
" Thính " của Ngài mỗi ngày con " đớp nhẹ "
Con " ghim " vào sẽ không " lạc trôi " đâu
Bởi con sợ mất Chúa, vì Chúa " ngầu "
Là " soái ca " ai cũng cầu cũng ước
Chúa " thả thính " và con đã bắt được
Con giữ trọn sau trước tận trong tim
Để sau này Chúa chẳng phải kiếm tìm
" Thính " Ngài thả không chìm đi đâu nữa.
Maria Trang Đài 09/08/2018.
( Trong bài thơ có sử dụng một số từ ngữ của giới trẻ, nhằm tạo điểm mới cho bài thơ trong cách đáp trả tiếng Chúa mời gọi một cách đơn sơ và vui vẻ nhất, không có ý xúc phạm)

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Lời Nguyện 108

Lạy Chúa,
mãi mà con vẫn thấy mình là khách lạ
đứng bên ngoài bức tường của nhà con,
bức tường dày với nhiều tầng nhiều lớp
càng ngày càng thêm nặng nề chồng chất trên con
Những bức tường tự tay con xây nên
dày như cõi lòng chập chùng và phức tạp
cứng như cái tôi ích kỹ và ngạo nghễ.
Những vách tường được tô vẽ điểm trang
bằng cái vỏ bề ngoài bóng bẫy và phù phiếm,
những bức tường cách ly và ngăn cản
bất khả xâm nhập, bất khả vượt qua…
Có lúc mệt mỏi giữa dòng đời lưu lạc
con muốn trở về để tìm lại chính mình,
nhưng con không làm sao xuyên qua được
tầng tầng lớp lớp những bức tường quá dày, quá cũ
những lớp tường ngăn cách cuộc đời con
những lớp tường trở nên chướng ngại
đặt con như một người khách lạ
đứng trước căn nhà của cuộc đời mình…
Lạy Chúa, xin dẫn con trở về!
xin phá vỡ những bức tường cố hữu trong con,
để con thôi cách ly và cố thủ
thôi dựng tường và khóa cửa
thôi giam hãm đời mình trong ngột ngạt mỏi mòn.
Cho con cảm nếm niềm hạnh phúc ngọt ngào
khi tìm gặp lại được chính mình, tìm gặp lại được chính Chúa
và được mở ra với con người, với thế giới bao la…


*trích ttp sách "“LẠY CHÚA, CON ĐÂY!” Cao Gia An, S.J.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Tâm Sự của một Giáo Lý Viên

Hình ảnh có liên quan
Lướt web, nhờ thầy GOOGLE tìm kiếm tất cả những đề tài liên quan đến “Cuộc đời giáo lý viên”. Nhưng tiếc thay, kết quả chỉ là “Không tìm thấy tài liệu bạn cần tìm”
Những hạt giống âm thầm ấy, nó lặng lẽ mục rữa, nó lặng lẽ thối đi trong lòng đất để dâng hoa trái cho đời, để gieo mầm đức tin, lòng mến Chúa vào tâm hồn trẻ thơ. Cái “nghề” âm thầm hi sinh vô vị lợi này có khi nào anh chị em tôi dám phô trương đâu để mà con mắt thầy GOOGLE tìm được chứ.
Có một hôm đi lễ ở nhà thờ Chính Tòa, tôi gặp một người bạn giờ là Giáo viên dạy anh văn ở Cao Đẳng, con bé này nó giỏi văn và khiếu ăn nói dễ hòa đồng lắm. Tôi bảo: Em có tham gia dạy giáo lý ở giáo xứ không? Nó bảo: Ối giời, hơi đâu chị, có rảnh đâu mà đi, làm cái nghề đó chỉ dành cho ai thật rảnh. Tôi lặng thinh, chẳng biết nói thế nào trước câu trả lời quá thẳng của nhỏ bạn. Rồi để đến hôm nay, gia đình tôi cũng phàn nàn, thằng em trai lại bảo: Chị rảnh quá ha? Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Hồn ai nấy giữ, làm cho nhiều mà có ai nghĩ đến việc chị làm cho họ không? Tôi cứng cổ họng và chẳng biết nói làm sao, tôi hay cãi nhưng hôm nay tôi không thể cãi vì tôi không còn lý do gì để cãi vì có lẽ con mắt thế gian nó nhìn thì đúng thật nên mình có gì để mà tranh luận được đâu
Cái “nghề” này không phải chúng tôi quá rảnh không có việc mới làm, tôi cũng như bao anh chị em giảng viên giáo lý đang âm thầm phục vụ công việc gieo mầm tin yêu, chúng tôi đi vì một sứ vụ đặc biệt, một sứ vụ đặc trách mà Chúa giao ban cho mỗi người, chỉ có tiếng gọi trong sâu thẳm trong tâm hồn cùng một sự điều khiển thôi thúc mới là động lực khiến chúng tôi làm công việc này. Nhiều lúc cũng nản chí, chán chường chúng tôi quyết tâm dừng lại, không muốn tiếp tục đi hành trình này vì nó quá gian nan nhưng tiếng gọi ấy cứ vang vọng thôi thúc chúng ta đi. Ban mai mở mắt ra điều chúng tôi nghĩ đến là cơm áo gạo tiền cho mãi đến chiều tối, để đến tối chúng tôi tạm gác lại ý nghĩ đó để hướng lòng dạy học cái TỐT XẤU cho các em. Giáo dục ở nhà nước chỉ dạy cái ĐÚNG SAI, còn chúng tôi không những dạy cái ĐÚNG SAI mà còn dạy TỐT XẤU. Đối với xã hội này chúng tôi dạy giáo lý là SAI nhưng theo ý Chúa thì nó lại TỐT, SAI vì ý nghĩ của con người nên ít khi nào chúng tôi được ủng hộ kể cả sự ủng hộ của anh chị em giáo dân, chúng tôi thường bị chế giễu, bị người đời khinh chê bảo RẢNH, nhưng nó lại TỐT chỉ trước mắt Chúa mà thôi. ĐÚNG chỉ có giá trị một thời nhưng TỐT lại có giá trị muôn ngàn đời. Thôi tạm an ủi và lấy cái thước đo này để chúng tôi bước đi trên con đường phục vụ.
Năm trước tôi dự Đại Hội Giáo Lý viên và để ý thế này, ai đi dạy Giáo Lý thì thường bị cảnh nghèo nàn đeo bám, phong ba bão táp vây đuổi quanh quẩn bên mình. Không hiểu lý do làm sao, nhưng thật sự là vậy. Có phải ý Chúa muốn vậy chăng? Nếu thực sự là ý Chúa, liệu Chúa có quá đỗi bất công? Tôi thương cảm và thấy xót xa, và thầm thương có ngay bản thân mình, tôi rùng mình vì tôi cũng rất sợ khổ, tôi ngại khó khăn lắm mà. Có hôm tôi đưa ra nhận xét này và các anh chị cũng gật đầu Ừ NHỈ, đúng mà. Chúng tôi chỉ biết cười trừ chấp nhận cái sự thật này chứ biết làm sao.
Thôi thì.. (tâm trạng phó thác) đành vậy chứ làm sao? Theo Chúa có khi nào là sung sướng? Đệ tử thì đâu hơn Thầy. Thầy chịu sỉ vả, Thầy chịu đau khổ khi rao giảng cái CHÂN THIỆN MỸ cho đời, Thầy làm ơn cho đời nhưng người đời có biết ơn đâu, huống hồ gì là ĐỆ TỬ như chúng ta phải không? Chỉ biết cầu mong sao cho anh chị em giáo lý viên chúng tôi biết nhìn nhận sứ vụ thiêng liêng cao cả của mình, biết nhận ra tiếng thẳm sâu mời gọi tha thiết, và có cuộc sống ổn định mỗi ngày để yên tâm đem cái LUÂN LÝ muôn ngàn đời đến với các em mà thôi.
Kim Thanh.
St

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Nồng độ hạnh phúc

Tôi có nghe nhiều khảo sát khẳng định Việt Nam là một trong những nước hạnh phúc nhất thế giới. Tôi khá băn khoăn về kết luận này.

Thực sự tôi nghĩ nó không hoàn toàn đúng. Vì không dễ để khẳng định một người có thực sự hạnh phúc hay không. Thậm chí các nhà khoa học khi xác định một người hạnh phúc phải kiểm tra độ cân bằng của hoocmon trong một thời gian dài bằng nhiều thiết bị tinh vi. Chúng ta không có công cụ nào để kiểm tra nồng độ hạnh phúc cho tất cả mọi người nên không thể kết luận vội vã.
Nhìn lại trải nghiệm của mình, tôi thấy rằng trong 17 nước tôi từng đi qua, tôi không thấy người Việt Nam hạnh phúc đến mức độ “đứng đầu thế giới”. Có nhiều khía cạnh mang tính tập quán của người Việt Nam không ủng hộ cho khái niệm “hạnh phúc”.
Thứ nhất, điều dễ thấy nhất ở rất nhiều người Việt là họ có suy nghĩ khá tiêu cực và dễ chấp nhận “đời là vậy”. Có thời gian tôi làm trong một số công ty, tổ chức tại Việt Nam, phần lớn những người tôi gặp không thích công việc của họ lắm. Họ ít hứng khởi khi làm việc, họ dùng từ “phải làm” và hầu hết mong đến ngày cuối tuần. Và khi tôi nói rằng tôi muốn viết báo bằng tiếng Việt thì nhiều người phủ đầu ngay “Jess đừng có mơ mộng nữa”. Tôi thấy khá buồn cho lối tư duy ấy.
Thứ hai, nhiều người không được tự do chọn lựa. Có một bạn tên Minh làm cùng công ty với tôi. Minh là họa sĩ. Tất nhiên một người sáng tạo sống trong môi trường kinh doanh chỉ xoay quanh tiền bạc thì không dễ chịu. “Người sáng tạo không được làm việc sáng tạo thì họ sẽ chết.” Vì thế, Minh hay buồn, nghiện thuốc lá, xem phim có cảnh bạo lực và tình dục.
Khoảng năm năm trước, khi còn sống ở Hà Nội, tôi gặp một cô gái tên Ánh. Cô hay chia sẻ rằng chán  làm ở công ty hiện tại, nhưng bố mẹ ép cô tiếp tục vì công ty này trả nhiều tiền và ổn định, gia đình cũng nở mày nở mặt.
Cô rất buồn, mỗi sáng cô đều mang vẻ mặt chán chường lên công ty. Tôi bảo: “Không thích thì nghỉ thôi, đơn giản lắm mà”. Nhưng Ánh nói ở Việt Nam phức tạp lắm, gia đình, bạn bè, mọi người không chịu. Tôi khá dị ứng với từ “phức tạp” mà rất nhiều người Việt hay dùng. Tôi thấy nó là cách để né tránh vấn đề, là thói quen xấu khi bạn chưa suy nghĩ đủ sâu và đủ nhiều về một vấn đề, chưa tìm ra cách giải quyết nó nhưng đã đầu hàng nó. Không có gì phức tạp, chỉ có mình làm cho nó trở thành phức tạp thôi.
Trước ngày cưới của Ánh, cô nói với tôi là đang cảm thấy buồn, trầm cảm, muốn chết.
Tôi chỉ cảm thấy vô lý. Thế giới của chúng ta sống đã thay đổi nhiều và luôn luôn thay đổi kể cả bây giờ. Cái thời cha mẹ ép con cái làm công việc gì, hay ép cưới một người vì thấy gia đình kia môn đăng hộ đối đã quá lạc hậu rồi và không còn phù hợp với trình độ thế giới mới hôm nay. Vì vậy, chúng ta không thể chọn một quyết định chỉ vì nó “ổn định” trong khi tìm hiểu kỹ, ta thấy rõ ràng là thực sự nó rất độc hại cho sức khỏe tinh thần và cuộc sống của mình.
Nhưng gần đây tôi vui hơn bởi Ánh và Minh đang điều chỉnh lại cách suy nghĩ theo hướng tốt hơn. Bạn Minh tốt hơn nhiều, không suy nghĩ về tự tử nữa. Mấy tháng trước tôi giới thiệu với Minh một kiểu thiền gọi là “Wim Hof” của một người Hà Lan. Nó giúp Minh thay thế những buổi sáng chỉ muốn trốn thoát thành phố bằng sự vui vẻ. Những bài dạy của ông Wim Hof khá dễ thực hiện, nó kích hoạt hoocmon tuyến thượng thận và làm tâm trí yên tĩnh. Nó là chất xúc tác để bắt đầu nhỏ những giọt hy vọng vào cuộc sống nhiều bóng tối của Minh. Giờ Minh bỏ hết xem phim “có độc” và mỗi ngày càng tốt hơn một chút.
Còn Ánh thì bỏ việc ở công ty, tất nhiên bố mẹ cô thất vọng nhưng cũng phải chấp nhận. Nhà tâm lý học Jordan Peterson nói khi người ta làm việc ở một công ty họ không thích, họ sẽ già hơn 10 tuổi chỉ trong 5 năm. Hơn nữa những phẩm chất tốt sẽ bị giảm nhanh trong khi khía cạnh kém chất lượng bị khuyếch đại.
Ánh nói cuối cùng chỉ cần can đảm phá vỡ chu kỳ buồn bã và đưa ra quyết định dũng cảm thì kết thúc có hậu sẽ đến. Ánh kể cô nhận được rất nhiều lời khuyên nên làm gì nhưng cuối cùng cô chỉ nghe trái tim mình để tự cứu mình. Ánh cũng hạnh phúc hơn rất nhiều khi nhận ra có cả một thế giới mới tươi sáng để cô khám phá.
Quay lại “danh hiệu hạnh phúc”, bên cạnh hai trường hợp tôi biết là Minh và Ánh, có một số người Việt Nam tuyên bố rằng đây không phải sự thật; rằng sống ở Việt Nam vẫn hạnh phúc và ở nước ngoài khổ hơn Việt Nam nhiều. Tuy nhiên, VnExpress đưa tin có gần 100.000 người Việt Nam di cư đến nơi khác mỗi năm.
Bởi tôi tin bạn chỉ hạnh phúc nếu tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Khi còn dễ buông lời ca thán và né tránh bình minh thì bạn vẫn đang phải chịu đựng cuộc sống này.
Bạn, người đang đọc bài viết này, đang tặc lưỡi "đời là thế" hay vẫn đang đi tìm ý nghĩa của cuộc sống?