Hai lỗi này được Thánh Louis de Montfort chỉ ra, ngài là một trong những vị thánh vĩ đại nhất qua mọi thời trong việc sùng kính Đức Maria.
Trong tập sách nhỏ của ngài có tựa đề Bí Mật Chuỗi Mân Côi (có thể tìm thấy đầy đủ bản tiếng Anh trên mạng), thánh Louis Marie de Montfort nêu ra hai lỗi phổ biến của những người thực hiện sự sùng kính này.
Đây là lời hướng dẫn của ngài:
Sau khi khẩn nài Chúa Thánh Thần để xin được đọc Kinh Mân Côi cách sốt sắng, bạn hãy đặt mình trong giây lát trước sự hiện diện của Thiên Chúa và dâng các chục kinh…
Trước khi bắt đầu một chục kinh, tùy vào thời gian bạn có, hãy tạm dừng một chút hay lâu hơn để suy gẫm về mầu nhiệm mà bạn sắp tôn vinh trong chục kinh đó. Do bởi mầu nhiệm này và qua lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ, bạn đừng bao giờ quên xin một trong những nhân đức tỏa sáng nhất trong mầu nhiệm này hoặc một trong những điều bạn đặc biệt cần.
Hãy hết sức cẩn thận tránh hai cạm bẫy mà hầu hết mọi người đều rơi vào khi lần chuỗi Mân côi:
-Thứ nhất là nguy cơ không xin bất kỳ một ơn nào. Thật vậy, nếu có hỏi một số người ngay lành ý nguyện kinh Mân côi của họ là gì, họ sẽ không biết phải nói làm sao.
Vì vậy, bất cứ khi nào đọc kinh Mân côi, phải bảo đảm rằng bạn đều có ý xin một vài ơn hay nhân đức đặc biệt, hoặc xin cho có sức mạnh để vượt qua tội lỗi.
-Lỗi thứ hai thường phạm phải khi đọc kinh Mân côi là không có ý định nào khác ngoài việc đọc xong càng nhanh càng tốt.
Điều này là do rất nhiều người xem kinh Mân côi như một gánh nặng. Gánh nặng này đè trĩu trên chúng ta khi chúng ta đã không đọc kinh, đặc biệt là khi chúng ta đã hứa là sẽ đọc thường xuyên hoặc được bảo là hãy đọc kinh Mân Côi để đền tội, và điều này ít nhiều lại đối nghịch với ý muốn của chúng ta.
TikTok không chỉ là một khu chợ cóc nhốn nháo nơi ngồn ngộn đủ các loại chổi cùn rế rách, những trò lố bịch – càng lố bịch càng mau nổi tiếng, những bản nhạc remix xập xình như sàn nhảy, những âm thanh léo nhéo gầm gừ của con quái thú 9 đầu mang tên chủ nghĩa tiêu thụ. TikTok cũng có cả những câu chuyện triết học được rút gọn trong định dạng các video ngắn kéo dài vài giây đến vài phút…
Hai người đàn ông ngồi trong một căn phòng. Một người than thở rằng phần lớn mọi thứ trên đời này đều không tồn tại. Người còn lại hỏi tại sao cậu biết. Người kia đáp, thì cứ lấy phòng này làm ví dụ xem, có tivi nhưng làm gì có những thứ ta thấy trên tivi. Người còn lại cự cãi rằng nhưng nói thế thì cũng vô cùng, trong căn phòng này cũng chẳng thể đếm hết những thứ tồn tại, như số bụi trên tấm thảm dưới chân cũng là vô tận mà. Cái vô tận nào nhiều hơn cái vô tận nào? Làm sao mà biết được? Rồi họ bắt đầu chuyển sang vấn đề nếu như một vật có ở đó nhưng không ai thấy nó thì nó có được coi là tồn tại hay không? Cuối cùng, họ mừng vì hai người họ đang nhìn nhau và như vậy thì chắc chắn họ có tồn tại. Đó là nội dung của một clip dài hơn 1 phút trên TikTok với tựa đề “Cái gì có nhiều hơn, những thứ tồn tại hay những thứ không tồn tại?”, với gần 1 triệu lượt thích và hơn 10 ngàn lượt chia sẻ.
Trái với những gì ta nghĩ, TikTok không chỉ là một khu chợ cóc nhốn nháo nơi ngồn ngộn đủ các loại chổi cùn rế rách, những trò lố bịch – càng lố bịch càng mau nổi tiếng, những bản nhạc remix xập xình như sàn nhảy, những âm thanh léo nhéo gầm gừ của con quái thú 9 đầu mang tên chủ nghĩa tiêu thụ. TikTok cũng có cả những câu chuyện triết học được rút gọn trong định dạng các video ngắn kéo dài vài giây đến vài phút.
Trong lịch sử triết học, người ta từng thấy hiện tượng “triết học xuống đường” khi triết học hiện sinh lần đầu xuất hiện, với triết gia Jean-Paul Sartre trở thành thần tượng dẫn dắt tư tưởng của giới thanh niên. Nhưng, có lẽ Sartre có đội mồ sống dậy cũng không thể tin nổi khi chứng kiến những triết lý của ông, rằng con người bị kết án để tự do, chúng ta bị ném vào thế giới và phải liên tục đưa ra sự lựa chọn của mình và điều đó khiến ta cảm thấy đau khổ, choáng váng vì phải tự chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, lại được diễn giải trên nền nhạc sàn điện tử dập dồn trên TikTok.
Một tài khoản mang tên The Science of Philosophy, khoa học của triết học, thậm chí có tới gần 250.000 người theo dõi và 2,6 triệu lượt thích, chỉ nhờ vào khoảng 20 video ngắn, mỗi video là câu chuyện ngắn gọn về một chủ đề trong triết học, chẳng hạn như quan điểm của Adam Smith về bản chất con người, hay phúng dụ cái hang của Plato, hay quan điểm của Camus về cứu cánh triết học. Một trong những khoảnh khắc châm biếm nhất là khi anh chàng chủ tài khoản trình bày những suy nghĩ của Nietzche về hạnh phúc, người tin rằng một tâm trạng hân hoan, hớn hở và phấn khởi chưa chắc là dấu hiệu của hạnh phúc nếu ta không xét tới ý nghĩa và mục đích của niềm hạnh phúc ấy, và vì hạnh phúc luôn là lý tưởng mà con người vươn tới, nên sự hiểu biết lệch lạc về hạnh phúc sẽ dẫn tới việc người ta đầu tư vào rạp xiếc nhiều hơn là thư viện. Châm biếm bởi vì anh đang nói điều đó trên một nền tảng với dáng dấp của một rạp xiếc trực tuyến nhôm nhoam.
“Kế tục” tinh thần triết học xuống đường, ta đang đứng trước làn sóng triết học lên mạng xã hội. Trước TikTok, đã có YouTube với vô vàn các kênh triết học. Nhưng, dẫu sao, nội dung của YouTube vẫn đòi hỏi nhiều công phu hơn TikTok. TikTok – nơi mọi thứ đều diễn ra ào ào, nơi ta lướt từ video nọ tới video kia trong tích tắc, nơi “trend” này chưa qua, “trend” khác đã tới, ráo riết và hung tợn hơn – là đại diện cho tất cả những gì cho “kẻ thù” của triết học: sự nhanh nhảu, hấp tấp, hời hợt, qua loa, hay nói cách khác là phản-trí-tuệ.
Trong bức họa “Trường học Athens thời Phục hưng”, danh họa Raphael đã thần tình nắm bắt tinh thần triết học trong hình ảnh triết gia Plato râu tóc bạc phơ, già cỗi nhưng uyên áo, đi bên cạnh người học trò Aristotle tuy trẻ hơn nhưng tay cầm một cuốn sách dày cộp nặng nề. Họ đang hăng say trò chuyện, chắc là về vấn đề siêu hình nào đó, giữa không gian tinh xảo lộng lẫy, một không gian toát lên vẻ học thuật trang nghiêm. Triết học trong mắt chúng ta chính là như thế – bộ môn của những trí tuệ cao vời, bộ môn chậm chạp và cổ xưa, đứng đắn và khổ hạnh, thoát ly khỏi sự tầm phào. Thậm chí, hai chữ “triết học” đã trở thành một tính từ đôi khi để mỉa mai những gì xa vời thực tế.
Nhưng, có ích gì không, khi giảng giải triết học trên TikTok? Triết học đâu chỉ là thông tin, triết học là quá trình nghiền ngẫm suy tư, niềm hưng phấn của triết học là trong khi lạc vào những ý nghĩ chứ không phải khi đưa ra kết luận và tìm hiểu về triết học thông qua những gạch đầu dòng thì cũng chẳng khác chi tổ chức thi trắc nghiệm môn Ngữ văn hay lên Wikipedia đọc tóm tắt các tiểu thuyết của Lev Tolstoy cả. Bạn có thể biết ai sẽ sống và ai sẽ chết, ai cưới ai và ai bỏ ai, nhưng đó chỉ là cái vỏ thông tin khô khốc và vô nghĩa.
Đọc những bộ sách như 60 phút với… hay những bộ sách lịch sử triết học qua tranh đã đủ để bị thầm cười giễu, chứ đừng nói tới việc nghĩ rằng có thể lĩnh hội được điều gì đó về triết học trong 60 giây. Ấy vậy mà, trái với sự ác cảm thông thường của giới tinh hoa đối với nền tảng mạng xã hội luôn bị coi là rác rưởi và vô bổ này, Paul Blaschko – giáo sư dự khuyết ngành triết học của Đại học Notre Dame lại thực sự muốn tìm hiểu rằng: Liệu có thể dạy triết trong 1 phút hay không? Vì lý do ấy, ông trở thành một TikToker. Và, thật thần kỳ, những content (nội dung) của Blaschko nhanh chóng viral (lan tỏa).
Một trong những video nhiều lượt xem nhất của ông là về chủ đề: Tại sao lại tồn tại điều gì đó thay vì không tồn tại điều gì? Ông gõ cửa nhà một người hàng xóm, một triết gia khác, người đang bận tưới tắm thảm cỏ trong vườn vào một ngày nắng đẹp, và trong không đầy 60 giây, anh bạn hàng xóm lấy một ví dụ về việc người bắn cung có xác suất bắn trượt nhiều hơn bắn trúng hồng tâm để giải thích rằng, xác suất cho việc có một cái gì đó bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với việc chẳng có gì hết. Ở một video gây sốt khác, Paul Blaschko và anh hàng xóm thậm chí còn “song kiếm hợp bích” trình bày về thuyết vị lợi như hai rapper trên nền bản beat xập xình.
Chưa nói đến nội dung video là tới hay chưa tới nhưng việc một học giả triết học – thay vì tỏ ra gây hấn với cuộc đời như Kierkegaard hay bệnh tật ốm yếu như Nietzsche, những gương triết gia trong truyền thuyết – lại có vẻ hồng hào dồi dào sức sống, lại còn làm những công việc rất đỗi bình thường như bao người là tưới cây, lại còn hăm hở am tường về văn hóa đại chúng – khiến cho triết học bỗng trở nên gần gũi và ấm áp. Hay nói cách khác, triết học trong một phút ấy đã không còn là người ẩn sĩ lánh đời nữa, triết học đã trở thành anh bạn hàng xóm!
Ý niệm về việc biến triết học trở thành anh hàng xóm như thế, có một thuật ngữ chuyên môn hơn, gọi là public philosophy (triết học công cộng). Cụm từ này thật ra có 2 nghĩa. Một nghĩa là để chỉ ngành triết học nghiên cứu về chính sách công hay các vấn đề xã hội, những đề tài quan trọng đối với đám đông. Nhưng, ở đây, ta dùng theo nghĩa thứ hai, nghĩa là “thực hành triết học với khán giả đại chúng trong bối cảnh phi học thuật”. Theo nghĩa này, triết học công cộng là một phong cách triết học thay vì một nội dung triết học.
Việc nói về triết học trên TikTok thay vì trong thư viện có thể lạ lẫm, nhưng nói cho cùng thư viện cũng không hẳn là nơi duy nhất người xưa thực hành triết học. Theo Blaschko, những môn đồ của Aristotle đã học triết từ ông trong khi cùng nhau đi bộ quanh sân của đền Lyceum vì Aristotle không phải công dân Athens, không được quyền sở hữu điền sản, thậm chí cái tên của ngôi trường Peripatetic trong tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là “đi bộ”. Hoàng đế triết gia Marcus Aurelius đã suy tưởng khi ở trên chiến trường, khi dầm mình trong những cơn mưa lạnh cóng. Họ sống ở đâu thì ngẫm nghĩ về triết học ở đấy. Triết học dù có vẻ xa rời cuộc đời đến thế nào thì nó cũng khởi phát từ cuộc đời. Và, nếu đã vậy, những người trẻ ngày nay sống chủ yếu trên chiếc điện thoại của mình, thế thì có gì sai khi họ bắt đầu học cách suy tư từ TikTok?
Những người chống lại TikTok cho rằng thứ triết học được rao giảng trên các tài khoản của nền tảng này chỉ là triết học giả cầy, triết học hoạt hình, đã lờ đi một điều rằng, tuy để trở thành một học giả nghiêm túc về triết học sẽ đòi hỏi nhiều hơn mỗi ngày một tiếng lướt các hashtag về triết học trên TikTok, nhưng ít nhất TikTok có thể kích hoạt một mầm yêu thích nào đó để người ta cất điện thoại đi và suy tư. Nhà sáng lập bảo tàng Getty từng nói rằng, trong số hàng triệu người ghé qua Getty mỗi năm, chỉ cần một người trong số đó vì tới đây mà bắt đầu khởi lên đam mê với nghệ thuật, thì thế đã đủ khiến ông mãn nguyện. Cũng như vậy, trong hàng triệu TikToker trẻ tuổi, chỉ cần có một người bột phát nhu cầu tìm về với triết học, đó cũng đã là tốt lắm. Chúng ta cũng không cần làm như không có TikTok thì nhiều người sẽ mê thích triết học hơn và yêu thích việc suy tư hơn. Đời nào thì số triết gia cũng là thiểu số so với số người “thường”.
Cuối cùng, chẳng phải triết học Tây phương đã bắt đầu từ một người đàn ông lang thang khắp nơi và bắt chuyện với mọi người trên đường phố, trong những khu chợ, bất kể người đó có vẻ ất ơ đến thế nào, đấy ư? Triết học đã có một khởi nguồn bình dân như thế, với những chuyện trò thoải mái như thế, có khác là bao so với TikTok, nơi ta tương tác, bình luận đâu nhỉ? Nietzsche thì có thể sốc với TikTok, chứ Socrates chưa chắc đã bàng hoàng với TikTok.
Thật ra, đi đến độ tuổi nào đó, đôi lúc chúng ta cũng hoài niệm, cũng thương nhớ về cái thời mơ mộng ngày xưa, nhưng thực tế, chẳng còn đủ mạnh mẽ, chẳng còn đủ can đảm để nhấc máy lên thực hiện một cuộc gọi về những ký ức...
Đôi lúc thậm chí bạn còn phải thở dài chán chường vì cho rằng tình người thật đắt đỏ. Chỉ cần bạn chuyển nơi sinh hoạt, các bạn bè bằng hữu, những người gọi là anh em đều không còn cố gắng nói chuyện với bạn nữa. Hoặc giả sử như khi không còn quan tâm liên lạc thường xuyên họ thì ngay cả những người anh em thuộc diện thân thiết nhất hầu như quên mất bạn từng là ai.
Để bắt đầu một mối quan hệ thì không khó, thậm chí rất dễ. Nhưng để nuôi dưỡng được mối quan hệ đó bền lâu, vững chãi, lại là chuyện khó khăn vô cùng.
Giữa nhịp sống nhọc nhằn hối hả, khi ai trong chúng ta cũng tất bật với những mối lo toan về học hành, sự nghiệp, về lý tưởng sống và cả ước mơ. Dù mạnh mẽ bao nhiêu cũng có những phút giây ta chạnh lòng cần một lời an ủi...
Nhưng sẽ thật khó để chủ động nói lời an ủi cho một ai mà quá lâu rồi ta không có những liên lạc thường xuyên...
Và cũng thật khó nhận được một lời an ủi từ ai khi họ chẳng còn nhớ bạn từng gọi họ là ai...