Tiếng gọi sơ với tớ
Thật xa quá cao vời
Chưa vào dòng chưa tu
Mới tìm hiểu ơn gọi
Tìm hiểu để nên sơ...
Tớ sống theo ơn gọi
Theo Người cách đơn sơ
Để theo Chúa mỗi ngày
Thế mà mấy bạn bảo
"Sơ tương lai đây rồi:"
Rồi gọi tớ là sơ??
Gọi thế hay lắm nhở
Không biết tớ nghĩ gì
Bạn thích như thế nhỉ
Bạn biết sai lắm không ?
Đừng gọi tớ là sơ...
Dẫu biết tớ như bạn
Còn non xa yếu hiểu
Chưa biết rất nhiều điều
Nên bé nhỏ bao nhiêu !?
Bạn ơi! bạn có biết ??
Bạn khắc nghiệt lắm không
Bạn làm tớ đặc biệt
Trở thành người riêng biệt
Chẳng hòa đồng với ai
Đừng phán xét tương lai
Qua ước mơ của tớ
Tương lai vẫn còn dài
Chưa ai hề có biết
Tương lai tớ là ai
Đừng gọi tớ là sơ
Tiếng gọi sơ của bạn
Quá cao trong cuộc sống
Bạn khiến tôi nhức nhối
Bực bội ngồi không yên
Hãy đặt mình hãy hiểu
Cảm giác khi gọi thế :
Bạn bế tắc thế nào
Liệu phủ nhận được sao?
Khi còn là đứa trẻ!
Đừng gọi "sơ" bạn nhé
Nên hãy gọi đúng người
............
Mình nói một người hiểu
Đừng xưng hô phí lời
Làm người thử suy nghĩ!
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020
Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020
Chờ đợi cho một lời cầu nguyện
Có một bác sĩ rất nổi tiếng tên là Stephen đang trên đường tới dự một hội nghị về y tế, nơi ông sẽ được trao tặng một phần thưởng quan trọng cho những nghiên cứu và cống hiến xuất sắc của ông trong thời gian qua. Bác sĩ Stephen rất háo hức mong chờ sự kiện này và muốn đến đó càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, sau khi máy bay cất cánh được một tiếng đồng hồ thì phi công thông báo rằng máy bay gặp sự cố nên họ sẽ phải hạ cánh khẩn cấp ở sân bay gần nhất. Bác sĩ Stephen sợ rằng mình sẽ không thể đến dự hội nghị kịp thời gian.
Ông đến hỏi nhân viên của hãng hàng không về chuyến bay tiếp theo tới địa điểm diễn ra hội nghị thì được biết trong 10 tiếng nữa sẽ không có chuyến bay nào cả, nhưng gợi ý rằng ông có thể thuê một chiếc ô tô và lái tới đó, vì từ thành phố này tới đó chỉ mất 3 tiếng lái xe mà thôi.
Chẳng còn cách nào khác, ông đồng ý với ý kiến này, thuê một chiếc ô tô và bắt đầu hành trình của mình. Tuy nhiên, ngay khi ông ngồi vào xe, thời tiết đột ngột chuyển biến xấu và một cơn bão lớn đang dần kéo đến. Mưa to khiến việc lái xe trở nên vô cùng khó khăn và vị bác sĩ tài giỏi đã bỏ qua một đoạn rẽ cần thiết.
Sau 2 tiếng lái xe nữa, ông biết mình đã lạc đường. Mưa ngày càng nặng hạt, lại đang ở trên một con đường xa lạ, bác sĩ cảm thấy rất đói và mệt mỏi. Ông nhìn ra xung quanh, tìm kiếm dấu hiệu của các nhà dân quanh đó rồi dừng xe trước một căn nhà nhỏ.
Sau tiếng gõ cửa của vị bác sĩ, có một người phụ nữ lớn tuổi ra mở cửa. Ông giải thích qua loa về tình hình của mình, và hỏi người phụ nữ xem có điện thoại không để ông gọi nhờ.
Người phụ nữ nói rằng ở đây không có điện, và bà cũng không có điện thoại, nhưng vẫn muốn mời ông vào nhà để ăn uống chút gì đó ấm áp. Vừa đói, vừa mệt, vị bác sĩ đành chấp nhận lời mời tử tế của bà lão. Bà lấy cho ông một ít thức ăn và trà nóng rồi lịch sự xin phép để tiếp tục việc cầu nguyện của mình.
Ngồi trên ghế vừa nhấp trà, vị bác sĩ vừa quan sát bà lão dưới ánh nến mờ ảo. Hóa ra bà đang cầu nguyện bên cạnh một chiếc nôi nhỏ. Linh tính cộng với thói quen làm việc khiến ông đi đến gần, hỏi bà lão xem có cần giúp đỡ gì không. Bà lão mỉm cười và nói, mọi lời cầu nguyện của mình đều đã được Chúa đáp lại, duy chỉ có một điều thì chưa, có lẽ vì niềm tin của bà chưa đủ chăng?
Vị bác sĩ dè dặt hỏi lại: "Nếu bà không phiền, liệu có thể cho tôi biết bà đang cầu nguyện điều gì không?
Bà lão đáp lời: "Đứa trẻ trong chiếc nôi này là cháu trai của tôi. Nó bị mắc một căn bệnh hiếm gặp, và tất cả các bác sĩ địa phương mà chúng tôi đến gặp đều không thể chữa trị cho nó. Người ta nói với tôi có một bác sĩ chuyên chữa dạng bịnh này, nhưng tôi không đủ tiền để đến gặp ông ấy, vì ông ấy ở cách đây rất xa".
Rồi bà lão cho vị bác sĩ biết rằng vì mình không thể tới gặp bác sĩ kia, nên bà chẳng còn cách nào khác là cầu nguyện mong cho cháu mình có thể gặp được bác sĩ Stephen để được tai qua nạn khỏi.
Sau khi nghe bà lão nói thế, bác sĩ Stephen đã không cầm được nước mắt. Ông nói: "Chúa trời mới tuyệt vời làm sao, Ngài không những đã trả lời bà, mà còn đưa bác sĩ Stephen tới tận nhà bà để có thể chữa trị cho cháu trai của bà đấy. Tôi chính là bác sĩ Stephen đây".
Bà lão ngước lên nhìn, dường như không thể tin nổi vào điều kỳ diệu đang diễn ra. Những giọt nước mắt không cầm được cũng rơi trên đôi gò má nhăn nheo của bà.
Đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là sự sắp đặt diệu kỳ của tạo hóa? Có lẽ chính niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời và lòng tốt của con người đã giúp họ có được mối nhân duyên cùng sự kết nối tuyệt vời này.
Tuy nhiên, sau khi máy bay cất cánh được một tiếng đồng hồ thì phi công thông báo rằng máy bay gặp sự cố nên họ sẽ phải hạ cánh khẩn cấp ở sân bay gần nhất. Bác sĩ Stephen sợ rằng mình sẽ không thể đến dự hội nghị kịp thời gian.
Ông đến hỏi nhân viên của hãng hàng không về chuyến bay tiếp theo tới địa điểm diễn ra hội nghị thì được biết trong 10 tiếng nữa sẽ không có chuyến bay nào cả, nhưng gợi ý rằng ông có thể thuê một chiếc ô tô và lái tới đó, vì từ thành phố này tới đó chỉ mất 3 tiếng lái xe mà thôi.
Chẳng còn cách nào khác, ông đồng ý với ý kiến này, thuê một chiếc ô tô và bắt đầu hành trình của mình. Tuy nhiên, ngay khi ông ngồi vào xe, thời tiết đột ngột chuyển biến xấu và một cơn bão lớn đang dần kéo đến. Mưa to khiến việc lái xe trở nên vô cùng khó khăn và vị bác sĩ tài giỏi đã bỏ qua một đoạn rẽ cần thiết.
Sau 2 tiếng lái xe nữa, ông biết mình đã lạc đường. Mưa ngày càng nặng hạt, lại đang ở trên một con đường xa lạ, bác sĩ cảm thấy rất đói và mệt mỏi. Ông nhìn ra xung quanh, tìm kiếm dấu hiệu của các nhà dân quanh đó rồi dừng xe trước một căn nhà nhỏ.
Sau tiếng gõ cửa của vị bác sĩ, có một người phụ nữ lớn tuổi ra mở cửa. Ông giải thích qua loa về tình hình của mình, và hỏi người phụ nữ xem có điện thoại không để ông gọi nhờ.
Người phụ nữ nói rằng ở đây không có điện, và bà cũng không có điện thoại, nhưng vẫn muốn mời ông vào nhà để ăn uống chút gì đó ấm áp. Vừa đói, vừa mệt, vị bác sĩ đành chấp nhận lời mời tử tế của bà lão. Bà lấy cho ông một ít thức ăn và trà nóng rồi lịch sự xin phép để tiếp tục việc cầu nguyện của mình.
Ngồi trên ghế vừa nhấp trà, vị bác sĩ vừa quan sát bà lão dưới ánh nến mờ ảo. Hóa ra bà đang cầu nguyện bên cạnh một chiếc nôi nhỏ. Linh tính cộng với thói quen làm việc khiến ông đi đến gần, hỏi bà lão xem có cần giúp đỡ gì không. Bà lão mỉm cười và nói, mọi lời cầu nguyện của mình đều đã được Chúa đáp lại, duy chỉ có một điều thì chưa, có lẽ vì niềm tin của bà chưa đủ chăng?
Vị bác sĩ dè dặt hỏi lại: "Nếu bà không phiền, liệu có thể cho tôi biết bà đang cầu nguyện điều gì không?
Bà lão đáp lời: "Đứa trẻ trong chiếc nôi này là cháu trai của tôi. Nó bị mắc một căn bệnh hiếm gặp, và tất cả các bác sĩ địa phương mà chúng tôi đến gặp đều không thể chữa trị cho nó. Người ta nói với tôi có một bác sĩ chuyên chữa dạng bịnh này, nhưng tôi không đủ tiền để đến gặp ông ấy, vì ông ấy ở cách đây rất xa".
Rồi bà lão cho vị bác sĩ biết rằng vì mình không thể tới gặp bác sĩ kia, nên bà chẳng còn cách nào khác là cầu nguyện mong cho cháu mình có thể gặp được bác sĩ Stephen để được tai qua nạn khỏi.
Sau khi nghe bà lão nói thế, bác sĩ Stephen đã không cầm được nước mắt. Ông nói: "Chúa trời mới tuyệt vời làm sao, Ngài không những đã trả lời bà, mà còn đưa bác sĩ Stephen tới tận nhà bà để có thể chữa trị cho cháu trai của bà đấy. Tôi chính là bác sĩ Stephen đây".
Bà lão ngước lên nhìn, dường như không thể tin nổi vào điều kỳ diệu đang diễn ra. Những giọt nước mắt không cầm được cũng rơi trên đôi gò má nhăn nheo của bà.
Đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là sự sắp đặt diệu kỳ của tạo hóa? Có lẽ chính niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời và lòng tốt của con người đã giúp họ có được mối nhân duyên cùng sự kết nối tuyệt vời này.
(st)
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020
Thiên Chúa không hề chết, Ngài cũng chẳng bao giờ mệt mỏi
Đây là bản lược dịch bài diễn văn
Tiến Sĩ Charles E. Rice đọc nhân lễ ra trường của Đại Học Notre Dame trung tuần
tháng 5, 2010 vừa qua. Bài diễn văn được coi là nói thẳng và nói thật. Trong thời
đại mà nền văn minh tục hóa, trào lưu duy tương đối và chủ nghĩa cá nhân tự do
phóng túng đang ở trên chóp đỉnh phát triển tràn lan, bài diễn văn đậm chất
Công giáo như thế này phải được coi là hiếm qúy, vì đã nói lên sự thật, cho dù
một sự thật đớn đau. Dẫu sao chăng nữa, điều cần nói thì cứ phải nói, và cứ phải
lập lại, bởi vì chỉ sự thật mới giải thoát chúng ta, và ân sủng đi kèm với sự
thật mới đem lại ơn cứu độ.
Tiến Sĩ Rice là giáo sư danh dự của
Trường Luật Notre Dame, chuyên về ngành luật hiến pháp. Ông hiện đang giảng dậy
môn “Luật và Luân lý.” Ông viết khá nhiều sách, trong số đó phải kể đến: 50
Questions on the Natural Law; Freedom of Association; The Supreme Court and Public
Prayer; The Vanishing Right to Live; Authority and Rebellion; Beyond Abortion:
The Theory and Practice of the Secular State; No Exception: A Pro-life
Imperative; The Winning Side: Questions on Living the Culture of Life. Tác phẩm
mới nhất của ông “Where Did I Come From? Where Am I Going? How Do I Get There?”
được viết chung với Tiến Sĩ Theresa Farnan.
***
Anh chị em sinh viên tân khoa thân
mến:
Đây là thời gian khủng hoảng. Kinh
tế là một đống nhão nhét, văn hóa cũng là một đống nhầy nhụa, chính phủ thì mất
kiểm soát. Chỉ trong vòng ba năm vừa qua, Notre Dame đã để thua 21 trận bóng cả
thẩy. Nhưng hôm nay, việc chúng ta hiện diện nơi đây lại là một điều hay, nhất
là đối với quý anh chị em tốt nghiệp tại trường Đại Học Công Giáo thời danh
này. Được như vậy là bởi vì phương thuốc chữa trị cho những đổ vỡ hôm nay chỉ
tìm được nơi Chúa Kitô và nơi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Vậy ta hãy nhìn
thẳng vào hiện trạng hôm nay để xem mình có thể làm được gì chăng.
Chúng ta đang trải qua một sự thay
da đổi thịt của chính quyền liên bang. Lãnh tụ của một chính thể độc đảng đã được
bầu phiếu với 54 phần trăm cử tri Công Giáo ủng hộ, điều này khiến cho nền kinh
tế tự do và chính quyền hữu hạn được thay thế bằng một hệ thống lãnh đạo tập
trung đầy quyền lực và quyền tài phán vô hạn. Cho dù đi ngược lại ý dân, cuộc cải
tổ y tế không chỉ tài trợ cho việc phá thai, mà còn làm phương hại đền giới cao
niên và các quyền của lương tâm. Cuộc cải tổ này được khởi động bất chấp tiến
trình của luật pháp và mang đậm toan tính hối lộ, cưỡng chế và lọc lừa một cách
công nhiên như chưa bao giờ như thế.
Để có một tỉ dụ về vấn đề tập quyền
nơi một chế độ được thiết lập hợp pháp, ta phải trở về thời gian của năm 1933.
Adolf Hitler được đề cử làm Quốc Trưởng ngày 30 tháng Giêng. Chỉ trong vòng vài
tuần lễ, ông đã củng cố quyền lực của mình. Biến cố quyết định là việc Đảng Quốc
Xã chấp thuận Đạo Luật Khai Thông cho phép Hitler nắm toàn quyền bất khả thâu hồi.
Đó là thời điểm không còn trở ngược được nữa. Đạo Luật Khai Thông nhận được hai
phần ba số phiếu cần thiết chỉ bởi vì nó được đảng Công Giáo, tức là Đảng Trung
Tâm, ủng hộ. Đạo luật “Cải tổ Y tế” nhờ được sự ủng hộ nhiệt liệt của các thành
viên Công Giáo trong lưỡng viện, cũng có thể được coi như một thứ Đạo Luật Khai
Thông hiện đại theo ý nghĩa là nó nhượng cho chính quyền cái tối thượng quyền
trên đời sống của nhân dân. Nó bao gồm cả việc chính phủ liên bang đảm nhiệm
luôn cả việc tài trợ sinh viên học sinh. Những món nợ của sinh viên thì liên
quan gì đến cải tổ y tế? Mẫu số chung chính là quyền kiểm soát. Không sinh viên
nào có thể mượn được nợ đi học do chính phủ liên bang bảo đảm nếu không được sự
chấp thuận theo hệ thống bàn giấy của liên bang. Điều này mở đường cho việc đem
sự trung thành chính trị ra làm bài toán trắc nghiệm cho việc thăng tiến giáo dục,
như đã xẩy ra tại Đức thời Quốc Xã và tại Liên Bang Sô Viết. Điều này củng cố sự
khôn ngoan của Viện Đại Học Công Giáo chúng ta khi quyết định đi trước mọi tài
trợ liên bang.
Không giống như Đức Quốc vào năm
1933, chúng ta có các phương tiện hợp pháp để điều chỉnh lại. Tôi hãnh diện để
nói rằng tôi là một người trong giới Đảng Trà (Tea Party). Vào tháng 11 tới
đây, phản ứng có thể bẻ quặt cánh tay lưỡng viện của giới cầm quyền. Tuy nhiên,
phản ứng này chỉ có tính cách tạm bợ trừ khi chúng ta đi đến tận ngọn nguồn tội
ác. Vấn đế căn rễ không phải là chính trị hay kinh tế, mà là tôn giáo. Và đó
chính là vùng trời anh chị em đang bước vào. Linh Mục (LM) Thomas Euteneuer
nói: “Khủng hoảng xã hội xẩy đến khi chúng ta bầu chọn những kẻ vô luân để cầm
quyền trên chúng ta…Những kẻ không có một căn bản đạo đức lại bầu chọn những
chính khách vô luân để lên cầm quyền…Đúng là lối sống vô luân đã sản sinh ra
các cấp lãnh đạo vô luân.” Nói khác đi, thay vì chọn người đạo đức, chúng ta lại
chọn kẻ vô luân, chính bởi vì chúng ta đã mất đi khả năng, hoặc ước vọng, nói
lên sự khác biệt. Theo cha Euteneuer thì câu trả lời chính là “quay về với Chúa
…Hoán cải tâm hồn chính là điều chúng ta cần làm.”
Chúng ta đã đúng khi cổ võ lòng
trung thành với Hiến Pháp. Thế nhưng, không một hiến chương nào có thể tồn tại
nếu luân lý tính vốn sản sinh ra nó bị tan biến mất. Năm 2001, 13 ngày sau biến
cố 9/11, tại Kazakhstan, Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Gioan Phaolô II đã khuyến cáo các
nhà lãnh đạo của cộng hòa Hồi Giáo về một “cuộc tuẩn giáo mù quáng” đối với nền
văn hóa Tây phương vốn đang bị kẹt cứng bên trong một “thứ nghèo mạt ngày càng
sâu đậm hơn về mặt nhân bản, tinh thần và luân lý” gây ra bởi cái “sai lầm
nghiêm trọng là muốn bảo đảm sự thiện hảo của nhân loại bằng cách loại bỏ Thiên
Chúa là nguồn Thiện Hảo Tối Cao.”
Là các sinh viên tốt nghiệp, các bạn
sẽ đi vào một nền văn hóa trong đó việc sát hại trẻ thơ vô tội có chủ đích lại
được toàn thể mọi người xem như một thứ kỹ thuật tự chọn để giải quyết vấn đề.
Vụ bắn giết tại trường Columbine đã đưa ra một tiền lệ. Nếu bạn thấy khó chịu với
bạn học, với chủ nhân hay với nhân viên thuế vụ, thì câu trả lời là cho tụi nó
“đi tầu suốt.” Việc phá thai được hợp pháp hóa chính là thí dụ đầu tiên dùng việc
sát nhân như là một cách giải quyết vấn đề. Còn việc xử tử một người như Terri
Schiavo xẩy ra hàng ngày như cơm bữa, chẳng ai hay biết, khi gia đình và chăm
sóc viên đồng ý cắt đứt phần ăn thức uống, bởi vì đã đến giờ để cho bệnh nhân
được “an tử đầy nhân phẩm.” Việc tách biệt luân lý ra khỏi việc sát nhân tương ứng
sít sao với việc tách biệt luân lý ra khỏi kinh tế, cũng như phái tính và các
quyết định cá nhân nói chung.
Chẳng có gì là khó hiểu trong vấn
đề này. Chúng ta đang trải qua thời kỳ mà LM Francis Canavan, dòng Tên, gọi là
“khúc đầu thừa đuôi thẹo của thời đại Ánh Sáng,” khi mọi nỗ lực của các triết
gia và chính trị gia, trong hơn ba thế kỷ vừa qua, đã hoàn toàn thất bại vì muốn
xây dựng một xã hội như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Thứ văn hóa thời Ánh
Sáng đó được xây dựng trên ba kiểu láo khoét này là: chủ nghĩa tục hóa, duy
tương đối và duy cá nhân. Đó là những thành tố tạo nên cái mà ĐGH Bênêđíctô XVI
gọi là “sự độc tài của chủ nghĩa tương đối…vốn không nhìn nhận một điều gì là
tuyệt đối, để chỉ coi cái “tôi” và những chứng kỳ quái của nó là thước đo tối hậu.
Ba kiểu láo khoét này được sử dụng triệt để như là võ khí trong tay kẻ thù
chúng ta là Satan, tổ sư láo khoét. Công việc mà anh chị em sinh viên đã được
huấn luyện kỹ lưỡng để thực hành chính là dùng sự thật đối đầu với lời nói láo.
Khi nói sự thật, anh chị em sẽ gây được ảnh hưởng vượt quá tầm hiểu biết của
anh chị em.Đây là lời đàm đạo với ĐGH Gioan Phaolô được ĐHY Edouard Gagnon ghi
lại như sau: “ĐGH nói với tôi rằng sở dĩ sai lạc có đường thao túng là bởi vì sự
thật không được giảng dậy. Chúng ta phải giảng dậy sự thật,,, chứ không chỉ tấn
công những kẻ giảng dậy điều sai lạc bởi vì như thế sẽ chẳng đi đến đâu cả--bởi
những kẻ ấy nhiều vô số kể. Chúng ta chỉ còn có cách là giảng dậy sự thật. Sự
thật kéo theo ân sủng với nó. Khi ta nói sự thật thì một nguồn ân sủng của Chúa
sẽ đi kèm với sự thật ấy. Có thể sự thật sẽ không đi ngay vào trong tâm trí của
người đối diện, nhưng ân sủng của Chúa thì luôn có đó, và khi nào họ cần đến,
thì Thiên Chúa sẽ mở lòng trí họ để rồi họ sẽ chấp nhận sự thật. Sai lạc thì
không bao giờ có ân sủng đi kèm theo cả.”
Cần ghi nhớ rằng Sự Thật (viết
hoa) chính là một nhân vật, Chúa Giêsu Kitô. Ngài không phải là một luật sư,
Giám Đốc Điều Hành (CEO) hay nhà tổ chức cộng đồng. Ngài là Thiên Chúa. Đức Hồng
Y (ĐHY) Avery Dulles đã mô tả ba nguyên lý nền tảng như sau: “Có Thiên Chúa,
Ngài đã mạc khải chính mình một cách trọn vẹn và tối hậu trong Đức Giêsu Kitô,
và Giáo Hội Công Giáo được ủy nhiệm làm người canh giữ và dậy dỗ nguồn chân lý
mạc khải này.” Đức tin Công giáo không hề là một mớ học thuyết, mà là sự gặp gỡ
sống động với Chúa Kitô, Đấng đang sống trong Giáo Hội và giảng dậy qua Giáo Hội.
Huấn quyền của Giáo Hội chính là một
món quà vô giá, không chỉ riêng cho người Công Giáo, mà còn cho tất cả những
người thành tâm thiện chí sống theo lương tâm “trên căn bản lý trí và luật tự
nhiên.” Quyền lực sự ác lúc nào cũng nhắm thẳng vào vị Đại Diện Chúa Kitô là đấng
có thẩm quyền giải thích luật luân lý. Ta phải đáp trả bằng việc trung thành bảo
vệ Ngài và bênh vực Giáo Hội. Nói theo Cha Euteneuer thì chúng ta không phải là
Giáo Hội Bất Lực, mà là thành phần của Giáo Hội Chiến Đấu. Chúng ta có nhiệm vụ
chiến đấu cho sự thật. Đừng để những kẻ láo khoét lừa gạt chúng ta.
1) Kiểu láo khoét thứ nhất là chủ
nghĩa tục hóa: Không có Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa là Đấng không thể biết đến
được. Họ bảo đó là ý nghĩa của Tu Chính Án Thứ Nhất. Nhưng đó cũng là một lời
láo khoét. Ngày 24-25 tháng 9 năm 1789, Quốc Hội Đệ Nhất đã chấp thuận Tu Chính
Án Thứ Nhất, đồng thời yêu cầu Tổng Thống (TT) công bố một ngày để “tạ ơn và cầu
nguyện hầu nhìn nhận muôn vàn hồng ân mà Chúa Toàn Năng ban xuống.” TT
Washington đã công bố ngày cầu nguyện đó. Tu Chính Án Thứ Nhất đòi buộc chính
quyền liên bang phải có thái độ trung lập về các vấn đề tôn giáo trong khi nhìn
nhận việc chính quyền tiểu bang lẫn liên bang có quyền xác nhận sự hiện hữu của
Thiên Chúa. Tối Cao Pháp Viện nay đã áp đặt trên tất cả mọi chính quyền một
nghĩa vụ là duy trì tính trung lập bất khả hữu giữa chủ nghĩa duy thần và phi
thần. Những từ ngữ “under God” (dưới ánh mắt của Chúa)—mà theo Thẩm Phán
William Brennan vẫn còn là một mô tả chính xác về lề lối làm việc của tòa án—có
thể tồn tại trong bản “Pledge of Allegiance” (Tuyên Thệ Trung Thành) chỉ bởi vì
chúng “không còn mang một mục tiêu hoặc ý nghĩa tôn giáo nào nữa.” Trái lại,
cùng lắm, những từ ngữ đó chỉ “thừa nhận cái sự kiện lịch sử là Tổ Quốc chúng
ta đã được xây dựng ‘dưới ánh mắt của Chúa.’”
Ở mọi cấp bậc trong chính quyền,
việc đình chỉ phán đoán về việc Thiên Chúa hiện hữu đã biến thành công trình
xây dựng chủ nghĩa tục hóa. Ngày nay, việc xác nhận có Thiên Chúa được coi là
ngoại lý, và thường bị loại trừ ra khỏi lãnh vực công cộng vốn được uốn nắn bằng
quyền lực và tư lợi hơn là bằng điều đúng hay sai.
Việc Thiên Chúa hiện hữu chẳng phải
là một điều hiển nhiên. Thế nhưng, thật là phi lý, thậm chí ngu đần, nếu không
tin vào Thiên Chúa, một hữu thể vĩnh cửu, vô thủy vô chung, và luôn luôn hiện hữu.
Cứ tưởng tượng xem, đã có một lúc tuyệt nhiên không hề có một cái gì cả. Nhưng
nói thế thì thật vô nghĩa. Thánh Tôma dậy: “Nếu có một lúc nào đó không hề có một
cái gì cả, thì không thể nào một vật gì có thể bắt đầu hiện hữu được; và như thế,
cho đến nay không thể có một cái gì hiện hữu cả -điều này thật phi lý.” Trong
phim “The Sound of Music,” Julie Andrews đã hát thế này: “Nothing comes from
nothing. Nothing ever could.” (Không gì đến được từ hư vô. Không gì bao giờ có
thể có được).
Nền tảng duy nhất của các quyền lợi
siêu việt đối lại với Nhà Nước chính là cuộc tạo dựng nhân vị bất tử theo hình ảnh
và giống như Thiên Chúa. Bất kỳ một nhà nước nào đã hiện diện và sẽ còn hiện diện,
đều đã hoặc sẽ bị dẹp tiệm. Mọi hữu thể con người đã được đầu thai thì sẽ sống
đời đời. Đó là lý do các bạn sinh viên có được các quyền lợi siêu việt đối lại
với Nhà Nước. Nhân vị không hiện hữu cho Nhà Nước. Nhà Nước hiện hữu là vì con
người. Và vì cả gia đình nữa.
2) Kiểu láo khoét thứ hai của
Satan chính là chủ nghĩa tương đối. Thật là phi lý khi bảo rằng tất cả mọi sự đều
tương đối, bởi lẽ chính lời tuyên bố này cũng chỉ tương đối. Chủ nghĩa tương đối
thực ra chỉ là một hình thức của chủ nghĩa duy nghiệm pháp lý vốn chủ trương rằng
không có một quy luật cao hơn nào có thể giới hạn được quy luật con người có thể
làm được. Muốn hợp lệ, một quy luật phải tuân thủ theo phương thức quy định và
phải hữu hiệu. Hans Kelsen, nhà duy nghiệm lừng danh của thế kỷ 20, đã tuyên bố
rằng Auschwitz và những trại khổ sai Gulags của Liên Sô chính là quy luật hợp lệ.
Ông không thể phê phán chúng là bất công, bởi vì, theo ông, công bằng là “một
lý tưởng ngoại lý.” Kelsen cho rằng chủ nghĩa tương đối chính là triết lý của nền
dân chủ. ĐGH Gioan Phaolô II lại cho rằng chủ nghĩa tương đối sẽ dẫn đến chuyên
chế cực quyền. “Ai không thừa nhận sự thật siêu việt thì cực quyền sẽ trấn áp,
và rồi mỗi người sẽ áp đặt tư lợi của mình bất chấp quyền lợi của người
khác.”
Trong đời sống cá nhân và nghề
nghiệp, các bạn hẳn sẽ bị áp lực trở thành một người đi theo chủ nghĩa tương đối,
để nói láo, lừa dối, hoặc biển thủ. Như ĐGH Gioan Phaolô II đã từng nói, “những
cấm đoán tiêu cực của Mười Điều Răn, vốn là một thể hiện của luật tự nhiên,
không hề cho phép một khoản luật trừ nào.” Nhưng các bạn sẽ phải trả một cái giá
cho sự trung thành của mình.
Đây là một câu chuyện có thật: Hải
Quân Đại Úy James Mulligan đã trải qua ròng rã bẩy năm rưỡi trời biệt giam
trong nhà tù Hanoi Hilton sau khi phi cơ phản lực của ông bị bắn rơi vào năm
1966. Trong một thời gian, ông là bạn cùng phòng với Jeremiah Denton, sau này
trở thành Thượng Nghị Sĩ. Cũng như đồng đội của mình, ông từng bị tra tấn nhiều
lần và thường xuyên, mục đích là phản lại đồng đội và tổ quốc mình. Đại Úy
Mulligan đã hoàn toàn trông cậy vào lời cầu nguyện, nhất là chuỗi Mân Côi.
Trong cơn cực hình, ông đã tự đặt ra lời kinh mà thiết tưởng mỗi người cần đọc
cho chính mình: “Lậy Chúa, xin cho con sức mạnh và lòng kiên quyết nhìn thấu suốt
sự việc này cho đến cùng, cách này hay cách khác. Chẳng có ai hay biết ngoài một
mình con với Chúa, nhưng chỉ cần như vậy mà thôi. Chúa đã chịu khổ hình vì niềm
tin của Chúa, còn con đây cũng đang chịu khổ nhục vì niềm tin của con. Đúng vẫn
là đúng cho dù không ai đúng cả; còn sai vẫn là sai cho dù mọi người đều sai hết.”
Đó là câu trả lời cho chủ nghĩa duy tương đối.
3) Kiểu láo khoét thứ ba chính là
chủ nghĩa cá nhân. Các lý thuyết về khế ước xã hội đã phủ nhận bản chất xã hội
của con người. Theo đó, mỗi người chỉ là một cá nhân tự lập, đơn lẻ, chẳng có
tương quan gì đến người khác, ngoại trừ khi nó đồng thuận. Đó là nguồn gốc của
lập trường phò-chọn lựa như ta thấy ngày nay. Phong trào Kế hoạch hoá gia đình
không hề xét lại lý thuyết đó. Người mẹ chẳng có liên hệ gì với đứa con chưa được
sinh ra ngoại trừ khi bà chấp nhận điều đó. Vợ chồng cũng chẳng có mối liên hệ
gì liên tục ngoại trừ khi cả hai tiếp tục đồng thuận. Và vân vân. Cá nhân tự lập
trở thành thiên chúa của chính mình. Lương tâm không phải là một phán đoán về sự
đúng hay sai một cách khách quan của một hành vi. Nó là quyết định không bị kiềm
chế của cá nhân về điều mình muốn làm. Điều nó chọn cho mình tất nhiên phải là
điều đúng. Như thế mới là tự do. Thế nhưng sự “tự do chân chính” không thể tách
biệt với sự thật được.”
Bạn có hoàn toàn tự do để bỏ cát
vào thùng xăng của xe bạn. Nhưng sau đó bạn sẽ không còn tự do để lái chiếc xe
này nữa bởi vì bạn đã vi phạm sự thật về bản chất chiếc xe ấy. Bạn có “tự do” để
làm điều dối trá, bậy bạ, vân vân, nhưng bạn sẽ tự hạ giảm con người mình bởi
vì bạn đã vi phạm sự thật về chính bản chất mình. Bạn đã chọn một sự việc mang
tính luân lý tương đương với việc bỏ cát vào thùng xăng xe. Và có một điều mà
cá nhân tự lập của huyền thoại phóng túng không bao giờ làm được. Đó là không
thể đưa mình ra khỏi hiện hữu. Nó sẽ sống mãi, và sẽ hưởng sự vĩnh cửu ở một
nơi nào đó. Nơi đó ở đâu, thì còn tùy ở nó.
Đã đến lúc ta phải lột trần mặc cảm
tự ti của ta. Coi chừng bị lừa gạt khi ta nghĩ rằng những kẻ thông minh là những
người có học nhưng quan niệm rằng từ hư vô vẫn có thể rút ra được một cái gì
đó; những kẻ đó đoan chắc rằng mình không thể quyết đoán về bất cứ điều gì; họ
còn nghĩ rằng tự do là phải không giới hạn, phải có toàn quyền, toàn lực, để
làm bất kỳ điều gì mình muốn. Một nền văn hóa như thế không chỉ đánh mất đi niềm
tin mà còn đánh mất cả tâm trí nữa. Họ phải biết lắng nghe sự thật, nhất là về
quyền sống.
Nhưng ngay ở điểm này chúng ta lại
gặp vấn đề. Những nỗ lực phò-sinh của chúng ta đã bị hóa giải bởi sự hèn nhát của
chính chúng ta trong việc ngừa thai. Hội Nghị Anh Giáo Lambeth năm 1930 là lần
đầu tiên một giáo phái Kitô nói lên lập trường là ngừa thai không bao giờ đúng
một cách khách quan cả. Huấn Quyền thì giảng dậy sự thật này là: ngừa thai là
hoàn toàn sai. (1) Trước hết là vì nó chủ tâm tách lìa hai khía cạnh bất khả ly
của phái tính: hợp nhất và sinh sản; (2) thứ đến, khi biến đổi bản chất của
hành vi vợ chồng như thế, người nam và người nữ đã tiếm quyền của Thiên Chúa, tự
đặt mình làm người quyết định việc cho hay không cho một mầm sống được khởi sự,
và nếu cho thì khi nào; (3) sau cùng, ngừa thai phá hủy hoàn toàn sự tự hiến hỗ
tương và toàn vẹn vốn là nét đặc trưng của hành vi vợ chồng. Khi con người tự đặt
mình làm kẻ quyết định việc cho hay không cho một mầm sống được khởi sự hoặc
khi nào thì cho khởi sự, thì nó cũng sẽ tự đặt mình làm kẻ quyết định khi nào
thì sự sống phải chấm dứt, tỉ như trong phá thai và trợ tử. ĐGH Gioan Phaolô II
đã mô tả ngừa thai và phá thai như “hoa quả của cùng một cây.” Nếu con người là
kẻ quyết định xem phái tính có dính dáng gì đến sinh sản hay không, thì hà cớ
gì Freddy và Harry lại không có quyền có hôn thú? Năm 2004, Donald Sensing, Mục
sư của Giáo Phái Ba Ngôi Thống Nhất tại Franklin, TN, viết rằng các quý vị nào
chống hôn nhân đồng tính, thì rất tiếc, “đã đi chậm một nước cờ. Bức tường hôn
nhân truyền thống đã gẫy sập vào khoảng 40 năm trước đây” khi ai nấy đều công
nhận viên thuốc ngừa thai.
Thiên Chúa muốn dùng con người để
cộng tác với Ngài trong việc tạo dựng các công dân mới của nước trời. Vợ chồng
nào ngừa thai là đã làm biến đổi hành vi vợ chồng nhằm ngăn ngừa công cuộc tạo
dựng. Họ như đang nói thế này với Chúa: “Lậy Chúa, chúng con biết rằng có thể ý
Chúa là muốn cho một nhân vị mới được nẩy sinh từ hành vi ấy của chúng con, để
rồi sẽ tiếp tục sống muôn đời. Chúng con biết đó là ý Chúa. Nhưng chúng con sẽ
không để cho Chúa làm như thế.” Thật là quá sức tưởng tượng! ĐGH Gioan Phaolô
II nói: “Ngừa thai là một điều phạm luật sâu xa tới độ sẽ không bao giờ và
không thể vì bất kỳ lý do nào có thể biện minh được. Nghĩ khác đi, và nói khác
đi thì cũng y như bảo rằng: trong đời sống con người, sẽ có những tình huống nẩy
sinh khiến cho ta nghĩ rằng việc không chấp nhận Chúa là Chúa thì vẫn hợp luật
như thường.”
Người Công Giáo thực hiện việc ngừa
thai cũng đều đều y như bất kỳ ai. Có một lý do: là họ đã không được thông báo
và giải thích đầy đủ. Nhiều nhà thờ và trường Công Giáo đã đóng cửa hay bị sát
nhập do thiếu giáo dân và học sinh. Câu trả lời công bằng có thể là: “Kính thưa
Đức Cha (hoặc Cha), sẽ không xẩy ra như thế đâu nếu Đức Cha/Cha cũng như các vị
tiền nhiệm biết làm đúng chức năng của mình, suốt từ 40 năm qua cho đến hôm
nay, trong việc giáo dục bổn đạo về sự ác của ngừa thai và về toàn thể giáo huấn
tích cực của Giáo Hội liên quan đến hôn nhân và quà tặng của sự sống.” Anh chị
em sinh viên Công giáo tốt nghiệp hẳn biết rõ điều này. Anh chị em đừng sợ việc
sống đạo. Nhưng hãy giảng dậy việc sống đạo, bằng lời nói cũng như bằng gương
sáng.
Quả thật là có mối tương quan rõ
ràng giữa các tiền đề của thời đại Ánh Sáng với việc ngừa thai và những điều
tác hại như sách báo tranh ảnh khiêu dâm, việc chồng chung vợ chạ, ly dị, thụ
thai trong ống nghiệm, tạo sinh vô tính, vân vân. Tháng qua, các khoa học gia tại
Viện Đại Học Newcastle, Anh Quốc, đã loan báo rằng họ đã tạo ra được một “phôi
thai tạo mẫu” với DNA của một người nam và hai người nữ, cho ra đời một đứa trẻ
có hai bà mẹ. Các khoa học gia Hoa Kỳ sẽ không đứng xa đằng sau.
ĐHY Joseph Ratzinger—nay là ĐGH Bênêđictô
XVI—đã nói đến điểm này vào năm 2002. Ngài bình luận về chương 3 sách Sáng Thế
Ký mô tả việc các thiên thần mang gươm lửa canh giữ vùng phía Đông vườn Điạ
Đàng hầu không cho con người, sau cuộc sa ngã, được ăn trái từ Cây Sự Sống. Sau
khi sa ngã, con người bị cấm ăn trái cây bất tử, “bởi vì trong điều kiện sa ngã
thế này mà trở thành bất tử thì chính là bị…trầm luân đời đời.” Ratzinger nói:
“Hiện nay người ta đang hái trái từ cây sự sống và tự tạo cho mình trở thành chủ
nhân của sự sống, người ta đang tái lập sự sống…Điều con người lẽ ra phải thận
trọng đừng bao giờ làm thì nay lại đang xẩy ra; con người đang nhấp chân bước
qua phần biên giới cuối cùng…Con người đang biến người khác trở thành sản phẩm
của chính mình. Con người không còn được khai sáng trong mầu nhiệm của tình yêu
nữa, qua thụ thai và hạ sinh…mà qua con đường thành phẩm của kỹ nghệ, giống y
như các sản phẩm khác…Chúng ta có thể đoan chắc điều này: Thiên Chúa sẽ phải
hành động để ngăn chận tội ác tối hậu, một hành vi tự hủy tối hậu của con người.
Ngài sẽ phải hành động chống lại nỗ lực giảm hạ con người qua việc chế tạo ra
những hữu thể-nô lệ. Hẳn nhiên là phải có lằn mức mà con người không thể vượt
qua…”
Vấn đề thật nghiêm trọng. Thành phố
Ninivê đã ăn năn, đã cầu nguyện và đã được tha thứ. Trong khi đó Sođôma và
Gômôra thì không ăn năn, cũng chẳng cầu nguyện, và chuyện gì phải xẩy đến đã đến.
Nếu muốn, số phận ấy cũng sẽ dành cho chúng ta.
Nhìn những sự kiện này với cặp mắt
nhân loại, ta sẽ chỉ thấy vô vọng. Nhưng chúng ta không hề cậy dựa vào sức
mình. Chúng ta cũng chẳng biết tất cả mọi sự. Đừng thất vọng khi những điều
không hay xẩy đến. Thánh Maximilian Kolbe nói: “Thiên Chúa cho phép mọi việc xẩy
ra để nhắm đến một phúc lành lớn hơn.” Hãy tin tưởng nơi Chúa. Cha Walter
Ciszek, dòng Tên, người đã trải qua 25 năm trường trong các trại tù Liên Sô, đã
nói rằng điều Chúa muốn, nhất là trong những lúc oan trái hoặc hiểm nguy, chính
là “một hành vi tín thác trọn vẹn,” vốn đòi hỏi nơi ta một “niềm tin tuyệt đối:
tin vào sự hiện hữu của Chúa, tin vào sự quan phòng của Ngài, tin vào sự ân cần
săn sóc của Ngài cho đến tận những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong đời ta, tin vào
quyền năng của Ngài luôn nâng đỡ ta, và tin vào tình yêu của Ngài luôn che chở
ta.”
Hãy tín thác vào Chúa! Hãy cầu
xin, nhất là với Đức Mẹ, là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta. Năm 1571, tại
Lepanto, số phận các chiến đoàn Kitô giáo hẩm hiu đến độ, nếu như bây giờ thì
Las Vegas sẽ đánh cá ngay lập tức. Thế nhưng những lời cầu nguyện dâng lên Mẹ
Maria Mân Côi đã đem lại chiến thắng. Mẹ cũng có thể lo cho các vấn đề hôm nay
của ta. Hôm nay có mặt nơi đây thật là một dịp trọng đại. Ta biết rằng mình
đang ở bên phe chiến thắng. THIÊN CHÚA KHÔNG HỀ CHẾT. NGÀI CŨNG CHẲNG MỎI MỆT.
Xin cảm ơn vì đã cho tôi đặc ân được
ở đây với anh chị em. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em, cho gia đình anh chị
em và cho Viện Đại Học Công Giáo thân thương của chúng ta. Xin Chúa chúc lành
cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta.
06/11/10
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Nguyễn Kim Ngân
(Nguồn: www.vietcatholic.org)
Tác giả: Tiến Sĩ Charles E. Rice (Nguyễn Kim Ngân dịch)
Viết lách - cách thế để trải lòng
Trong cuộc sống luôn có những biến cố xảy với mỗi chúng ta, vui buồn, sướng khổ... Ta có nhiều cách khác nhau để trải lòng, tìm bạn tâm sự, nói ra một mình trong góc tối, hoặc có thể là im lặng... nhưng với tôi, viết, là cách tôi chọn để thể hiện chính mình.
Khi tôi bắt đầu viết, tôi quên hết mọi sự đã xảy ra với tôi, thời gian, Trái Đất dừng lại. Vị trí nơi tôi đang ngồi đây là một du thuyền, gió quạt cũng thành tiếng sóng biển, chiếc ghế tôi ngồi cũng là băng đá công viên, đèn để bàn cũng trở thành ánh đèn phố thị. Niềm vui lúc này cũng có thể biến thành nỗi đau hay giọt nước mắt cũng hóa thành nước mưa mát mẻ, nỗi buồn hóa hy vọng... tất cả sẽ thành sự thật chỉ cần tôi muốn.
Đúng vậy, có người bảo tôi viết văn giống như sống ảo, không thực tế. Tâm hồn bay bổng la đà không cố định. Không phải đâu bạn, khi tôi viết là lúc tôi nghĩ ngơi, càng viết, tôi càng thực tế hóa cuộc sống. Tôi ngồi một chỗ nhưng tôi đang thú vị hóa cho nỗi đau tôi đang gặp, và tôi chắc chắn giây phút này có ai đó nghĩ giống tôi, có thể bạn nghĩ tôi viết dài dòng quá, cuộc sống đôi khi ngắn gọn xúc tích sẽ đỡ tốn thời gian, tốn công sức và nhanh có kết quả. Tôi tôn trọng điều này. Nhưng có phải nỗi đau hằng ngày sẽ giảm bớt đi nếu ta có chiều hướng tưởng tượng ra một điều tốt đẹp hơn, hoa hồng hơn cho con đường cuộc sống. Ở đây tôi nói chiều hướng tích cực cho một suy nghĩ, nghĩ tích cực, viết tích cực. Viết đôi khi là nhật ký, viết đôi khi là học hành, và viết đôi khi là tờ đơn, bài báo... có nhiều thứ để chúng ta viết, trong qua trình viết, ta được suy nghĩ, trong khi suy nghĩ ta có quyền là chính mình. Thế có phải viết làm ta thực tế hơn khi được là chính mình, viết là lúc ta mách với trang giấy quyển vở, hay thời đại mới hơn là, trang mạng xã hội về tâm sự của ta, nỗi lòng của ta. Đó là lý do quyển vở ta màu trắng, Trang Facebook luôn hỏi ta "Bạn đang nghĩ gì?".
Khi ta viết, nội dung ta thể hiện có khi chỉ mình ta biết, có khi cả thế giới đều biết, do vậy, hãy viết niềm vui, viết nỗi lòng thật sự, viết về chiều hướng tích cực. Như vậy thì tại sao, chẳng lẽ ta không được quyền sống thật? Xin nhắc lại khi ta cố tình để tất cả mọi người trông thấy điều ta viết, giả dụ một tạp chí về một thanh niên trẻ liên quan đến một vụ cướp lớn tại địa phương, người thanh niên đó có được tha thứ hay không, được xã hội đón nhận hay không, còn phải dựa vào ngòi bút người đưa tin. Chúng ta cảm nhận người đó tốt, ta sẽ thể hiện ra điều tốt đẹp của người ấy. Ta cho rằng người ấy không tốt, ta sẽ tìm cách thể hiện sự tiêu cực về người ấy.
Ngôn ngữ con người phong phú, hình ảnh đa dạng, suy nghĩ bao hàm rộng lớn... Do đó. Khi cuộc sống mỗi chúng ta có bất cứ biến động nào, thì hãy mang những thông tin này dù là tiêu cực nhưng hãy để chúng ta học cách đón nhận và hướng ra một chiều hướng tốt đẹp thay vì ngòi bút dừng lại ở điều xấu của một đối tượng. Riêng về bản thân mỗi chúng ta, viết, là điều hạnh phúc, tôi nói hạnh phúc vì khi viết tôi được là chính tôi, tôi vẽ cả thế giới theo ý tôi, và đặc biệt tôi có quyền biến nó đẹp thật đẹp theo đúng ý tôi, tôi có thời gian đưa ra những phương cách thay đổi tình thế với những biến cố dù xấu dù tốt. Vì thế, khi viết sẽ chậm hơn nói vì ta phải mất thời gian suy nghĩ, mất thời gian thể hiện, ghép nối chữ cái để thể hiện đúng ngôn ngữ. Nhưng tính chất của viết là chậm, vì thế khi ta nói, hãy như viết, chậm thôi, suy nghĩ rồi nói cũng như suy nghĩ rồi viết. Tích cực hay không do ta vận dụng khối óc cũng như khả năng thể hiện ngôn ngữ dù viết hay nói. Viết là cách ta truyền đạt nhân bản, viết là thực tế không thua kém nói hay nhìn.
Lúc này đây ta cảm tạ Tạo hóa vì Ngài đã ban cho ta thêm một phương tiện để thể hiện trọn vẹn tư duy, bản năng, tâm hồn và cuộc sống của con người. Hãy cảm ơn Ngài bằng cách thể hiện đúng tính chất của đặc ân Ngài ban là khả năng nói viết, viết yêu thương, viết xin lỗi, viết cảm ơn, viết bao dung...
Chết - Cuộc du hành đến nơi tốt hơn
Chết là một thực tại hiển nhiên. Đã là người, từ xưa đến nay ai không phải chết: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?”. Đó là lẽ vô thường và cũng là định luật của vũ hoàn: Hữu sinh hữu diệt. Chúng ta cần làm quen với cái chết như một người bạn, để cái chết nhắc nhở ta về bản chất thật ngắn ngủi, thật mong manh phù du của đời sống con người trên dương thế.
Triết gia M. Heidegger quan niệm con người được sinh ra là để hướng về cái chết. Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn.
Epicure cho rằng, chết là hiện tượng tự nhiên khi tiến trình sinh hóa đã chấm hết chu kỳ của nó.
Chết là điều hiển nhiên, nhưng hầu như ai cũng sợ chết. Trường sinh bất tử vẫn là giấc mơ ngàn đời của con người. Thực tế người ta tìm đủ mọi cách để đẩy lùi cái chết và kéo dài cuộc sống. Y học ngày nay đã chế ngự được những chứng bệnh hiểm nghèo, nhưng hoàn toàn thúc thủ trước sự chết.
Bao nhiêu con người được tạo thành nhưng chẳng được sinh ra. Bao nhiêu bạn trẻ sau nhiều nỗ lực, vừa mở ra một tương lai tươi đẹp cũng là lúc cái chết đến đóng lại tất cả ước mơ và hoài bão. Càng cao niên càng tiến gần đến cái chết. Cái chết đến với mọi lứa tuổi, mọi thành thành phần, bất chấp họ là ai. Thần chết vẫn cần mẫn làm công việc của nó mọi nơi, mọi thời, bất chấp bao nỗ lực để kéo dài sự sống của con người.
Cho dù hiện tại có vất vả lầm than, dù bao nhiêu bất an chẳng được như ý, thì con người vẫn cố bám víu vào cuộc sống này. Dù có mang bệnh nan y, cơ hội chữa khỏi thật mong manh, lại thêm tốn kém và đau đớn, thì thái độ của con người hầu hết vẫn là “còn nước còn tát”.
Nhiều người nơm nớp lo sợ, không muốn đề cập đến cái chết, và tìm mọi cách để tránh né. Không nghĩ đến cái chết cũng là một lối thoát, cho dù giả tạo, để khỏi phải lo sợ và cứ thế mà sống, dù sống như đã chết khi vùi mình vào “canh bạc thâu đêm, trận cười suốt sáng”.
Biết rằng đời gang tấc, xuân qua mau, nên tìm mọi cách để hưởng thụ, kẻo “cái già sồng sộc nó thì theo sau”. Ham sống sợ chết khiến người ta yêu cuồng sống vội.
Nhưng càng lảng tránh, càng chối bỏ cái chết, thì nó lại càng bám sát đời sống con người. Khi cuộc chơi đã tàn, canh bạc đã hết, hành lạc đã xong, người ta càng thấy mình thêm ê chề và trơ trẽn. Đúng như Pascal đã nhận xét: “Người ta tìm kiếm mọi thú vui giải trí, thậm chí lao mình vào công việc với tất cả đam mê, nhưng tựu trung đó chỉ là những cách “đánh trống lảng” để mình khỏi nghĩ đến cái chết mà thôi. Nhưng sớm muộn thần chết vẫn lù lù trước mặt mọi người. Nó chấm dứt mọi cuộc vui chơi, mọi đam mê, mọi vinh quang danh vọng ở đời. Nó san bằng mọi ngăn cách giữa người với người: giàu nghèo sang hèn, vua chúa hay lê thứ, trai gái, mọi người đều bình đẳng trước thần chết”.
Dù tin hay không tin, hữu thần hay vô thần, ai cũng phải lần lượt bỏ lại tất cả để ra đi về miền ‘vĩnh viễn’ với hai bàn tay trắng. Nhưng tại sao tôi phải chết? Chết rồi sẽ ra sao? Có còn gì bên kia cái chết? Nếu chết là hết, thì sống có ý nghĩa gì?… Bao nhiêu câu hỏi vẫn đặt ra từ đời nọ cho đến đời kia, để mong tìm ra nguyên nhân và mục đích về cái chết của con người. Triết học và tôn giáo cố gắng giải thích vấn nạn này, nhưng đâu là chân lý?
Dù sao cũng hãy đối diện với sự thật là cái chết trước mắt. Không phải như một sự thật bế tắc, nhưng là một sự thật mở ra, một sự thật cho ta khám phá mầu nhiệm sự sống ngay trong sự chết. Nếu cứ lo âu sợ hãi, chúng ta không bao giờ sống một cuộc đời đầy đủ và tốt đẹp nhất. Vẫn biết sự chết là một mầu nhiệm, nhưng mầu nhiệm ấy đã tiềm mặc và hé lộ trong mầu nhiệm của mỗi cuộc đời con người: một cuộc đời không phải ngẫu nhiên mà có, không đương nhiên mà thành, và cũng không tất nhiên mà kết thúc cách vô lý.
Krishnamurti trong quyển “Nhật ký cuối cùng” đã mạnh dạn nói lên như sau: “Cái chết không phải là một chuyện gì ghê gớm cần né tránh phân biệt (với sự sống), đúng hơn đấy là một người bạn theo ta từng ngày, trên từng cây số. Từ nhận thức này, sẽ phát sinh một ý thức kì diệu về cái Vô Cùng”.
Đối với Trang Tử, sống và chết là lẽ tự nhiên, bình thường và bình đẳng, nên ông chẳng xao xuyến gì trước cái chết, thản nhiên ra vào cuộc đời: “Bậc chân nhân không ham sống, không sợ chết, vào không vui, ra không buồn, thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”. Đối với ông, sống hay chết cũng như chuyện Được hay Mất, mà Được là thời, Mất là thuận. “Thuận Thiên giả tồn”, cứ theo ý Trời thì không phải lo sợ gì.
Đại thi hào Ba Tư Runi nhìn về cái chết rất tích cực: “Cái chết là sự hoàn thiện các mục tiêu trên cõi đời. Nó chỉ là sự chấm dứt sự sống vật chất để con người từ thời gian trần thế chuyển sang thời gian thiên giới”[1].
Deepark Chopra cũng cho thấy cái chết thật linh thiêng: “Nó thay thời gian bằng phi thời gian, nó mở rộng biên giới của không gian đến vô tận. Nó tiết lộ nguồn gốc sự sống và mang lại cái hiểu biết mới về những gì ngoài ngũ quan. Nó khám phá ra cái trí tuệ tiềm tàng tổ chức và duy trì sự sáng tạo”.[2]
Triết gia Socrates, khi bị tòa án Athens kết án tử hình bằng cách phải tự uống thuốc độc chết[3], ông cũng đã nói lên như sau: “Hỡi quý toà, hãy vui về cái chết, và hãy hiểu cho rõ rằng, không có gì xấu có thể xảy ra với một người lương thiện, kể cả trong cuộc sống cũng như sau khi chết. Thượng Đế không bỏ qua người đó và sự nghiệp của y, cũng như cái kết thúc đang cận kề của tôi không phải vô cớ mà đã xảy ra. Nhưng tôi thấy rõ đã tới lúc tôi nên chết và thoát khỏi phiền toái thì hơn. Vì thế tôi cũng không oán giận những người đã kết án tôi…”.
Socrates vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athena. Nhưng với quan điểm “Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi”, ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết một cách hiên ngang. Theo ông sự thật còn quan trọng hơn cả sự sống. Ông coi cái chết chỉ như một cuộc du hành đến một nơi cư ngụ khác tốt hơn nhiều. Chết không có gì đáng sợ vì linh hồn con người là bạn của các thực tại thường hằng, bất biến, siêu việt. Với ông, chết là linh hồn con người được trở về với thế giới vĩnh cửu, chân thật, nơi nó đã phát xuất ra.
- Gibran, được mọi người coi như một thiên tài bất tử, đã xác định rất lạc quan: “Cái chết là một kết thúc đối với đứa con của thế gian, nhưng là một bắt đầu đối với linh hồn, một khải hoàn của sự sống”. Bên phần mộ ông, người ta thấy có khắc dòng chữ: “Tôi đang sống giống như bạn, và tôi đang đứng cạnh bạn. Hãy nhắm mắt lại và nhìn quanh, bạn sẽ thấy tôi trước mặt bạn . . .”[4].
Đạo lý truyền thống của người Việt quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian. Một quan niệm nhân văn khác xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là quán trọ, chết không phải là hết mà là quy tiên, là thực hiện cuộc hành trình trở về quê hương đích thực: “sinh ký, tử quy – sống gởi, thác về”.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên không phải là một xác tín dễ dãi, không phải là một liều thuốc trấn an chúng ta, và càng không phải là một lối thoát để chúng ta được giải gỡ ra khỏi những trăn trở ưu tư về thân phận con người.
Thật ra điều đáng sợ không phải là cái chết, mà là không có niềm tin, không còn hy vọng. Đó mới là cái chết ngay khi còn sống, cái chết của não trạng duy vật và vô thần, gieo rắc bao tai ác, kéo theo bao tang thương và khốn cùng cho con người.
Lm. Thái Nguyên
—-
[1] Deepark Chopra, Sự Sống Sau Cái Chết, Nxb Văn Hóa SG 2009, tr 58.
[2]Như trên, tr. 57.
[3] Socrates (469 – 399 tr. CN), một trong những người đặt nền móng cho toàn bộ triết học phương Tây, bị buộc tội reo rắc nghi ngờ các thần linh mà chính thể Athens thời đó tôn thờ, kêu gọi nhân dân tôn thờ các thần linh ngoại lai, và làm hư hỏng thanh thiếu niên.
[4]Kahlil Gibran (1883-1931) là tiểu thuyết gia, họa sĩ, thi sĩ tâm linh với cung giọng ngôn sứ và triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Ông sinh tại làng Bsharri, thuộc vùng núi Miền Bắc Li-băng, nằm sát phía bắc vùng hoạt động chính của Đức Giêsu là Ga-li-lê, mảnh đất Li-băng tuy nhỏ nhưng vang danh với những người con nổi tiếng từ buổi bình minh của nền văn minh.
Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020
Lá thư của thầy hiệu trưởng trong cơn đại dịch Corona
"Các em học
sinh thân mến,
Thành phố và cả nước
đang nỗ lực phòng chống đại dịch Corona. Thầy biết rằng nhiều em đang rất lo lắng
và sẽ rất lúng túng trong các hoạt động học tập, rèn luyện mà phải tuân thủ các
quy định phòng dịch bệnh.
Thầy tin rằng
trong thời gian qua các em cũng đã tìm hiểu về Virus Corona và cách phòng chống
nó qua nhiều kênh thông tin. Các em cũng sẽ được cung cấp thông tin và hướng dẫn
cách tự bảo vệ mình, cách phòng chống bệnh cụ thể trong buổi đầu tiên đến trường.
Trong thư này thầy sẽ không nói về những điều đó mà thầy muốn dặn dò các em một
số điều mà thầy cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp các em học tập,
rèn luyện để trở thành con người trưởng thành, con người hạnh phúc.
Các em phải hiểu rằng
khi gặp khó khăn thì cũng là lúc con người ta có cơ hội để phát triển bản thân,
có cơ hội để thể hiện bản lĩnh vượt khó, thể hiện lòng yêu thương và trách nhiệm
với cộng đồng.
Trên nhiều trang
web có lẽ các em đã xem, bên cạnh những việc làm xấu xí như tranh giành mua khẩu
trang và thuốc diệt khuẩn, bán quá giá khẩu trang thì cũng rất nhiều những hình
ảnh rất cảm động, rất tình người là những nơi phát khẩu trang miễn phí, là những
y, bác sĩ, thầy thuốc ngày đêm không mệt mõi, quên thân mình để chăm sóc bệnh
nhân. Và nếu nói về quá khứ thầy xin trích một đoạn:
"Nhớ lại cách
đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt -
Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ
hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót,
trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở
cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài
6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một
góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y,
bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình
trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp
sự sống trên trái đất này.
Sự hi sinh của họ
là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận.
Ở ta những năm gần
đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời
thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó
hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là "những sứ thần
áo trắng" trên cõi nhân gian!
Xin kính cẩn
nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức
khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho
hàng triệu người được cứu sống!"
Các em thân mến!
Theo quy luật tự
nhiên, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là hãy bảo vệ và giúp đỡ những người quanh
ta. Hãy tưởng tượng rằng nếu nhiều người quanh ta mắc bệnh thì liệu ta sống có
bình yên hay không? Và nếu mình mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh mà mình biết
giữ gìn không để lây cho người khác thì nạn dịch sẽ không xãy ra. Mọi người sẽ
được bình an.
Mỗi hành động của
chúng ta cần tuân thủ theo nguyên tắc: Không hại mình, không hại người, không hại
môi trường sống và ngược lại là lợi cho mình, lợi cho người, lợi cho môi trường
sống.
Ví dụ như việc mua
khẩu trang, nếu mỗi người chúng ta chỉ mua đủ dùng vài ngày, sau đó lại mua tiếp
thì sẽ đủ khẩu trang cho mọi người và phù hợp với tốc độ cung cấp của các xí
nghiệp. Nếu có nhiều khẩu trang, hãy chia sẻ với các bạn chưa có. Hãy rèn luyện
từ những chuyện nhỏ như thế các em sẽ thấy mình thật mạnh mẽ, sẽ cảm nhận được
niềm hạnh phúc đong đầy.
Thầy trò chúng ta
đã cam kết ngay từ đầu năm học là trung thực trong học tập và trong đời sống để
theo đuổi giá trị cốt lõi của nhà trường là sống yêu thương- sống tự chủ- sống
trách nhiệm, thầy tin rằng các em sẽ vững vàng tuân thủ những quy định với tâm
thức yêu thương và đầy trách nhiệm để bước vào giai đoạn thử thách mới: học tập
trong mùa dịch Corona.
Thầy cô toàn thể
nhà trường sẽ luôn đồng hành cùng các em dù bất cứ tình huống nào xảy ra.
Thân ái chào các
em.
Phạm Ngọc Thanh-
HT Trường THPT Việt Nhật
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020
Newfeed của tuần mới
Trên Facebook mỗi ngày, giữa hàng trăm người hiểu đời với những status thông minh - sắc bén - phân tích mọi điều tuyệt vời, tôi vẫn thích đọc những status của những người yêu đời hơn những người hiểu đời. Như những status check-in niềm vui: Một thành quả của con - một món quà từ chồng - một câu yêu từ vợ - một bữa ngon tại nhà hàng nào đó - một “tác phẩm” nấu nướng của ai đó… hay chỉ đơn giản, một bức ảnh tự sướng “xấu hoắc” nhưng kèm theo một status dễ thương đến bật cười...
Tôi chọn những người yêu đời. Để đọc cả những comment chí choé bên dưới cũng thật tình, thật ấm, thật đời. Để thấy mỗi chặng ngày của họ là những hân hoan, những lấp lánh tin yêu.
Người yêu đời cho ta những năng lượng để đi qua mỗi ngày không đau đớn. Dù có thể đâu đó đằng sau đôi mắt lấp lánh vui sống kia, là rất nhiều khổ đau họ đang phải cầm giữ trong lòng thì tôi biết họ cũng mạnh mẽ gấp triệu lần những người đang than khóc.
Hôm nay đầu tuần rồi, lại sắp có cả một loạt album đủ mọi khoảnh khắc trên newsfeed của tôi (là bởi tôi toàn like những người yêu đời). Chỉ nghĩ đến vậy thôi tôi đã thấy một tuần mới trở nên rực rỡ nhường nào!
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020
Thân phận của hạt muối
Dương và Âm là hai cực nằm trong “biểu đồ” của Thiên Chúa. Chúng đối và nghịch nhưng không xung và khắc nhau. Trái lại, chúng hòa quyện vào nhau như một thực thể huyền nhiệm mà mắt trần không sao phân biệt được. Chỉ trong Thiên Chúa hiện hữu ấy mới được sáng tỏ. Vì chúng từ Chúa mà được sinh ra.
Dường như trong Thiên Chúa có cả Phụ Tính và Mẫu Tính. Thiên Chúa rất công bằng nhưng cũng đầy từ bi. Thiên Chúa rất công thẳng nhưng cũng giàu lòng thương xót. Cả Hai hòa quyện với nhau nên một Thực Thể gọi là Tình Yêu. Sự Kết hợp này huyền nhiệm đến nỗi tròn đầy trong một Hữu Thể Duy Nhất. Đó là điều có từ trước đời đời mà chỉ có những tâm hồn hằng khát khao mới chứng nghiệm được.
Tôi là hạt muối, xin kể lại câu chuyện của tôi.
Cha tôi là ánh sáng chói chang của Mặt Trời không bao giờ tắt. Nơi người có một năng lực Dương cực mạnh khiến mọi loài đều tan biến và phơi trần trước mặt người. Còn mẹ tôi là nước biển của Mênh Mông không bao giờ cạn. Nơi người có một năng lực Âm cực đại khiến mọi loài đều được tắm mát và chữa lành khi dìm mình trong đó. Rồi vào một ngày đẹp trời hai cực ấy giao thoa, ánh sáng đi vào trong lòng biển. Cho đến khi nổi lấm tấm những hạt trắng trên mặt đất. Ấy là lúc tôi được sinh ra. Tôi đã được kết tinh từ hai nguồn sự sống. Tôi đã được sinh ra như một định mệnh là kết quả của một tình yêu. Và tôi cũng được gọi là tình yêu. Bởi đó, có thể định nghĩa muối là gì? Muối là sự kết tinh của một tình yêu vô vị lợi. Bây giờ tôi mới hiểu lời của Chúa Giêsu: “Anh em hãy là muối cho đời”.
Tại sao là muối mà không phải là một thứ khác? Phải chăng vì muối mang một sứ mạng từ khi mới thành hình. Và muối không phải cho mình nhưng là muối cho đời. Thân phận của muối không thể nào lên tiếng. Chỉ biết sống và giữ mãi sự mặn mà của tình yêu ban đầu. Làm sao có thể thực hiện điều này nếu không phải là làm sống mãi những cảm nghiệm về tình yêu mà hai Đấng sinh thành đã trao ban cho tôi. Muối không cao rao nhưng biểu dương bằng sức sống nội tại đang hằng cuộn trào và từng giây phút tiếp tục kết tinh nên tôi. Muối một ngày sẽ nhạt nhưng nó lại tái kết tinh trong sự giao thoa của tình yêu ấy. Và cứ thế mỗi ngày nó lại được sinh ra.
Và còn một điều tôi quên không nhắc tới. Đó là trong khoảnh khắc giao thoa huyền nhiệm ấy có một Làn Khí bóc lên là là và phủ trên tôi. Tôi cảm nhận một phần sự sống trong tôi bay lên. Đồng thời có một bàn tay vô hình nào đó vỗ về và bảo tôi: “Hãy ở lại đây một thời gian nữa, Ta có một sứ mạng gởi đến con. Hãy là tình yêu mặn mà trong thế gian này”. Dường như đó là lời của Chúa Cha với sự chứng giám của Chúa Giêsu và trong sự bảo toàn của Chúa Thánh Thần. Đó là sự giao thoa huyền nhiệm Nên Một giữa Ánh Sáng, Nước Biển và Làn Khí mà chỉ có hạt muối mới cảm nghiệm được thôi.
Lời cuối cùng tôi muốn nói rằng: Tôi và bạn hãy là muối mặn mà trong thế gian này nhé! Và thế giới chỉ mặn nồng khi hạt muối đã được hòa tan. Chỉ khi nào muối xóa mình đi, muối không còn là muối nữa khi ấy mọi sự sẽ trọn vẹn và lâu bền.
Lời tâm sự của muối chắc hẳn cách nào đó làm bạn suy nghĩ lại sứ mạng của bản thân. Có bao giờ bạn tự hỏi: “Chúa muốn con làm gì cho Chúa không?” Vì chưa bao giờ bạn hỏi nên Người có trả lời bạn cũng chẳng sẵn sàng để nghe. Bạn cứ mãi quay quắt, quanh quẩn tìm kiếm những thứ trang sức phô diễn bên ngoài chỉ một thời gian là tàn phai, cảnh đời vô thường là thế! Những cái bạn đang sở hữu chỉ là những cái “có” được đo lường bằng vật chất, nay còn mai mất. Chúng ta là một “tinh thần nhập thể”. Hiện hữu của bạn, tự nó là một vẻ đẹp. Bạn không cần tô điểm thêm bên ngoài bằng những trang sức lỉnh kỉnh, linh tinh ấy đâu! Có một vẻ đẹp bạn đáng ước ao như thánh Phaolô nói, đó là mặc lấy Đức Kitô. Quả thật, Đức Kitô là vẻ đẹp của bạn. Vẻ Đẹp mà thánh Augustino nói là Vẻ Đẹp vừa xưa nhưng lại mới mãi. Vì sao lại có một Vẻ Đẹp lạ lùng thế! Vừa cũ lại vừa mới mãi? Thưa: vì vẻ đẹp ấy luôn được tái sinh trong bạn. Và một khi bạn khoác vào vẻ đẹp ấy, bạn sẽ là vẻ đẹp của Người.
Bạn đừng tìm kiếm sự khen ngợi nơi người đời. Họ không thể khám phá ra vẻ đẹp của bạn nếu không sống trong Thần Khí. Thật vậy, người đời chỉ khám phá ra vẻ đẹp của thánh nữ Têrêsa HĐGS khi chị đã qua đời. Cuốn Tự Thuật của chị được viết bằng máu, nước mắt và Thần Khí. Có thế, một người sống trong bốn bức tường của dòng Kín lại được Thần Khí đặt làm bổn mạng của các xứ truyền giáo. Một hạt muối âm thầm chẳng bao giờ lên tiếng mà lại có một sứ mạng bao trùm cả thế giới này. Quả thật, chỉ có hạt muối tình yêu mới có thể vượt mọi biên giới để đến với muôn dân. Chỉ có hạt muối quên mình mới ướp cho mặn những tấm lòng tan vỡ, rữa nát. Muối không chỉ giữ cho thức ăn lâu bền nhưng còn sát trùng và chữa lành nữa! Chỉ có hạt muối dễ tan mới mau thấm nhập vào những ngóc ngách của cuộc đời. Nhờ thế, nó lại được tái sinh và mặn mà như xưa. Tình yêu mặn mà ấy vẫn thế vì mặc lấy Đức Kitô.
Hiện hữu của con người thật cao trọng vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Trong đó, việc con người được hưởng tự do là dấu chỉ rõ ràng nhất nhằm giải thích con người là hình ảnh của Ngài.[2] Nếu Thiên Chúa toàn quyền tự do hành động theo bản tính thiện hảo của mình thì con người cũng được mời gọi sống những giá trị thiện hảo nhất nhằm xây dựng bản thân mỗi ngày nên đồng hình đồng dạng với Người. Tự do của con người thật cao cả, nó có thể dùng tự do để yêu mến Thiên Chúa, đồng thời, lạm dụng nó mà khước từ Ngài. Con người không thể nào sống mà ở ngoài Ngài nhưng thực tế con người muốn loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống mình. Đó là một hiện hữu ảo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)