Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Trích dẫn về Giáng Sinh

Đôi khi chúng ta cảm thấy như thể đang sống trong hai kinh nghiệm về Giáng Sinh tách biệt nhau. Một kinh nghiệm là cái vòng vô tận của những bữa tiệc, quà tặng, ăn uống và nhóm họp, ánh sáng rực rỡ, chè chén thâu đêm suốt sáng trên hết. Một kinh nghiệm Giáng Sinh khác, đó là nét chân và mỹ của những gì đã xảy ra vào dịp Giáng Sinh; Thiên Chúa trở nên người phàm và đã đi vào thế giới như một hài nhi bé bỏng bị bỏ rơi. Bao nhiêu công việc bận rộn đổ dồn vào ngày Lễ Giáng Sinh làm cho người ta dễ dàng quên đi những gì đang thật sự diễn ra. Chính vì thế, chúng tôi đã soạn ra những trích dẫn tuyệt diệu này để giúp bạn phản tỉnh về những gì thật sự là một Mùa Giáng Sinh thánh thiện và tuyệt mỹ.
1/ “Giáng Sinh là ngày lôi cuốn toàn bộ những khoảnh khắc lại với nhau.” _ Alexander Smith
2/ “Hãy vui lên với một niềm vui vĩ đại và đầy tốt lành, vì một Vị Thiên Chúa đang cư ngụ trong cung lòng Trinh Nữ đã muốn xuất hiện như một kẻ bị loại trừ, bị xem thường và nghèo hèn trong thế giới này, đến nỗi những ai đang ở trong cảnh túng quẩn và đau khổ tột cùng cần đến lương thực từ trời cao đều có thể được thoả thuê trong Người.” _ Thánh Clara Assisi
3/ “Và cuối cùng… mọi sự khác hoá ra chẳng quan trọng và chẳng thiết yếu gì ngoại trừ điều này: Chúa Cha, Hài Nhi và Tình Yêu.” _ ĐTC Gioan Phaolo II
4/ “Khi đối diện với những kẻ căm ghét và giận dữ thế giới, chúng ta phải mang đến sự hiền lành và nụ cười của Hài Nhi Giê-su ở Be-lem. Khi đối diện với những kẻ kiêu ngạo, chúng ta phải mang đến sự nhỏ bé và yếu đuối của một Hài Nhi mới sinh mong manh trong máng cỏ.” _ Người em bé nhỏ Magdeleine
5/ “Ân sủng đã được mặc khải cho thế giới của chúng ta là chính Đức Giê-su… Ngài đã đi vào trong lịch sử của chúng ta; Ngài đã chia sẻ với ta trong cuộc lữ hành. Ngài đã đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng đêm và ban cho chúng ta ánh sáng. Trong Ngài ân sủng, lòng thương xót và tình yêu trìu mến của Cha đã được tỏ lộ.” _ ĐTC Phanxicô
6/ “Giáng Sinh không tẩy xoá hết thế giới sự dữ… sẽ vẫn còn đau yếu, những đau khổ vô nghĩa, những vỡ mộng và những mùa lạnh lẽo cô độc khi mà tình yêu đang rời xa dần. Giáng Sinh không hứa một thiên đàng ngay trên mặt đất này… Nó hứa cho chúng ta, ngay lúc này đây trên trái đất … có sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta.” _ Ronald Rolheiser, O.M.I
7/ “Người đã được sinh ra bởi một người mẹ mà chính Ngài đã tạo dựng nên. Người đã được cưu mang bởi đôi bàn tay mà chính Ngài đã khuôn đúc nên. Ngài đã khóc trong một máng cỏ với tuổi thơ lặng lẽ. Ngài – Ngôi Lời, không có Ngài thì tất cả mọi lời lẽ hùng hồn của nhân loại đều bị câm nín.” _ Thánh Augustinô
8/ “Chỉ khi con người thay đổi thì thế giới này sẽ đổi thay; và để thay đổi, con người cần ánh sáng đến từ Thiên Chúa, thứ ánh sáng quá kinh ngạc [trong đêm Giáng Sinh] đã chiếu vào trong bóng tối của chúng ta.” _ ĐTC Benedictô XVI
9/ “Chúng ta khao khát có thể tiếp đón Chúa Giê-su trong dịp Giáng Sinh, không phải trong một máng cỏ lạnh lẽo nơi trái tim của chúng ta, nhưng trong một trái tim đầy tràn tình yêu và sự khiêm hạ, trong một trái tim tinh tuyền, trong suốt và ấm áp với tình yêu dành cho nhau.” _ Chân Phước Teresa of Calcutta
10/ “Nhân loại thật là tuyệt diệu, một gia đình rộng lượng … Điều này được tỏ cho ta thấy qua những gì ta cảm nhận trong trái tim mình vào dịp Lễ Giáng Sinh.” _ ĐTC Gioan XXIII

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Sống một mình là một loại năng lực

Sống một mình là một loại năng lực, càng là một dạng tu dưỡng, tâm hồn của mỗi người đều cần một khoảng lặng vô hình nào đó, đối mặt với sự huyên náo và xốc nổi của thế giới bên ngoài, nội tâm chúng ta thường sẽ mệt mỏi, chán nản, thời khắc này, việc cần làm nhất là tạo ra một không gian một mình cho bản thân, nghĩ những điều bản thân muốn nghĩ, làm những điều bản thân muốn làm, hoặc dứt khoát không nghĩ gì, không làm gì, chỉ có lúc ở một mình mới là thời điểm chúng ta gần cận với bản thân mình nhất.

upgrade now or never !

...anh tiều phu ra sức đốn một gốc cây, đốn cả ngày trời nhưng nó không ngã. Bực, tức, anh than: tại sao ta dùng hết sức rồi mà mày không chịu ngã hả ? Có người đi ngang bảo: này anh, chẳng phải là vì cái rìu của anh đã quá cũ đó sao !

Nhiều người chúng ta cũng thế, ra sức chạy khắp đông tây mong đạt một thành quả nào đó, nhưng cuối cùng vẫn thất bại vì quên mất rằng mình đã quá cũ mèm trong suy nghĩ, thái độ, kiến thức và kĩ năng.

upgrade now or never !

Đừng phóng đại đau khổ

Đừng phóng đại những đau khổ, buồn phiền và thất vọng.

Cuộc sống vốn dĩ không bao giờ bình lặng, vậy nên bất cứ ai cũng không thể tránh khỏi những nỗi đau khổ, buồn phiền, thất vọng trong cuộc sống. Nhiều người luôn tự cho mình là người kém may mắn trong cuộc sống, nhưng thật ra hoàn cảnh của họ còn may mắn hơn biết bao nhiêu người.

Điều đáng nói là, chúng ta phải có những suy nghĩ và thái độ trước những đau khổ ấy như thế nào? Đau khổ là điều không tránh khỏi trong cuộc sống. Chúng ta không thể đau khổ chỉ để… đau khổ. Vậy thì, ẩn chứa đằng sau mỗi đau khổ, hẳn phải có một ý nghĩa sâu xa nào đó?

Khi đang phải sống trong đau khổ, chúng ta đừng nên ngồi khoanh tay lại và than thân trách phận, sao mình khổ quá! Đang khổ mà còn ngồi đó tự nghĩ mình khổ, thì nỗi khổ sẽ tăng thêm gấp đôi. Thay vào đó, hãy nghĩ về những điều may mắn mà mình đang có được. Nhiều khi, nỗi khổ mà ta đang gánh chịu quả thực là quá nhỏ bé so với những điều may mắn mà ta đang có trong cuộc sống!

Khi làm một phép so sánh đơn giản như vậy, bạn sẽ thấy những may mắn của mình như được nhân lên gấp bội, còn những nỗi khỗ đã bị thu hẹp lại rất nhiều. Bạn sẽ hiểu ra rằng, thì ra lâu nay mình cứ cảm thấy khổ chỉ vì mình cứ tự phóng đại thêm nỗi khổ của mình mà thôi, chứ thực tế thì nó cũng đâu đến nỗi như vậy!

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có thể có những trường hợp mà cuộc đời bạn lâm vào cảnh đau khổ cùng cực, bạn không còn đủ sáng suốt như những lúc bình thường để nhận ra mình được may mắn như thế nào. Thế nhưng, chỉ riêng việc bạn còn sống trên đời, còn suy nghĩ, còn cảm nhận được tức là bạn đã may mắn hơn rất nhiều người rồi! Khi suy nghĩ như vậy, ngay lập tức bạn sẽ biết trân trọng cuộc sống của mình. Chỉ cần còn sống trên đời, thì ta còn nhiều cơ hội để làm nên những điều tốt đẹp. Chỉ cần còn sống trên đời, thì ta còn có cơ hội đón nhận những điều tuyệt vời của cuộc sống đang chờ đợi ta ở phía trước.
Những đau khổ, buồn phiền, thất vọng chỉ là một phần trong cuộc sống, chứ không phải là tất cả cuộc sống của bạn. Sao bạn không nghĩ rằng, những đau khổ mà bạn đang phải chịu đựng chỉ là những thử thách trên con đường vươn tới hạnh phúc. Sao bạn không nghĩ, những nỗi buồn phiền chỉ là lý do để bạn cảm nhận sâu sắc hơn những niềm vui của cuộc sống. Và ngay cả những nỗi thất vọng trước đây cũng chỉ là lý do để bạn nhen lên trong lòng mình những tia hy vọng mới ở tương lai.
Cho nên, bạn tuyệt đối đừng bao giờ phóng đại những đau khổ, buồn phiền, thất vọng của mình, vì bản thân việc phóng đại như vậy có thể làm che khuất những gì tốt đẹp trong cuộc sống mà bạn đang có hoặc sẽ có. Nếu những người bi quan thường hay mắc phải tật phóng đại này, thì trái lại, những người lạc quan không bao giờ mắc phải tật xấu này cả.

Bên cạnh tật xấu phóng đại những nỗi buồn khổ như đã nói trên, trong cuộc sống lại có những người không “phóng đại” nỗi khổ, nhưng hằng ngày họ lại làm công việc “kéo dài” thêm nỗi khổ! Thật vậy, có những chuyện đã xảy ra từ rất “xa xưa”rồi, nhưng cho đến tận ngày hôm nay họ vẫn cố ngồi “gặm nhấm” nỗi khổ năm xưa của mình. Dù cuộc sống hiện tại của họ chẳng thiếu thốn điều gì, chưa kể còn may mắn hơn hàng triệu người khác, nhưng họ vẫn cảm thấy khổ. Lẽ nào trong quá khứ họ chịu khổ chưa đủ sao? Cho nên, họ mới tìm cách đem nỗi khổ từ quá khứ vào hiện tại để được tiếp tục… khổ tiếp! Những người như vậy không biết nâng niu, trân trọng một cách trọn vẹn những gì họ đang có.

Hãy để quá khứ được “ngủ yên”! Mọi chuyện trong quá khứ đã xảy ra rồi thì không thể thay đổi được, đừng nên tìm cách đào bới sâu thêm mà chỉ có một cách duy nhất là chấp nhận. Hãy chấp nhận quá khứ là quá khứ, và nhất là cố gắng đừng để cho những nỗi khổ trong quá khứ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến hiện tại!

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Chúa đã viết một cánh thư. Ở nơi nào đó, Chúa đang mong chờ hồi âm.

Chúa không buồn khi chưa có con người. Khi con người từ chối tình yêu mà Ngài ban tặng, bấy giờ Ngài mới cô đơn (Kn. 6:6). Chúa không tủi lòng khi chưa quen biết Phêrô, khi chưa gặp mặt Yuđa. Khi đã gọi tên, khi đã cùng nhau xây đắp mối liên hệ, bấy giờ nỗi cô đơn của Ngài mới thấm thía lúc bị phản bội, bị chối từ.
Khi Chúa cất tiếng gọi thì Chúa cũng thầm nuôi hy vọng được đáp trả. Chắc hẳn Ngài cũng ngậm ngùi khi bị khước từ. Bởi trong tiếng gọi là thầm cho đi tình yêu. Bởi trong tiếng gọi là thầm nói lên nỗi nhớ thương.
Gọi là dấu hiệu đang còn xa nhau. Gọi là muốn lại gần.
Có nhiều thứ tiếng gọi. Gọi để cho một tặng vật. Gọi để chung một niềm vui. Gọi để gởi gấm một niềm tin cậy. Nhưng tiếng gọi cao cả nhất, sâu xa nhất là gọi để theo một người. Gọi để cho một tặng vật mới chỉ là cho một phần yêu thương. Còn gọi để theo một người là tiếng gọi cho tất cả. Vì muốn người khác trở nên giống mình thì phải cho họ biết rõ về mình. Cách cho họ biết rõ về mình tốt nhất là cho chính mình. Tôi không thể trở nên mẫu người như Chúa muốn, tôi không thể theo Ngài nếu Ngài không tỏ rõ cho tôi biết Ngài là ai. Ngài chẳng thể tỏ rõ cho tôi biết Ngài là ai nếu Ngài không cho tôi chính Ngài. Và thực sự, Thập Giá đã minh chứng sự cho đi trọn vẹn ấy.
Chúa đã viết một cánh thư. Ở nơi nào đó, Chúa đang mong chờ hồi âm. Ngài không viết thư cho lá rừng, vì lá rừng và bụi cát chỉ phủ mờ thập giá. Ngài viết thư cho người vì chỉ có người mới biết quét mạng nhện trong đền thờ, mới biết xoa dịu một nỗi khổ đau.
Có xa nhau thì người ta mới phải gọi. Khi tôi nghe tiếng Chúa gọi là dấu hiệu tôi còn đang xa Ngài. Khi Ngài gọi là dấu hiệu Ngài muốn tôi lại gần.
(Trích Tiếng Gọi _ Lm Nguyễn Tầm Thường, SJ)

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Sự hài hước làm cho người tu dễ thương, dễ mến và dễ gần.


Một trong những dấu chỉ của người có ơn gọi trong đời thánh hiến là sự vui vẻ. Vui vẻ là một biểu hiện của tâm hồn hạnh phúc. Người vui vẻ thường có tính hài hước, đôi khi là “nghịch ngợm”. Chính sự hài hước làm cho người tu dễ thương, dễ mến và dễ gần. Người tu nào lúc nào cũng mang trên mình một khuôn mặt cau có khó ưa là một người phản chứng và phản cảm. Vì những người loan báo Tin Mừng thì phải vui vẻ. Nếu không là kẻ đem tin buồn.
Có nhiều người rất thích nói chuyện với người tu. Không chỉ vì những người này đáng tin mà còn vì sự hài hước vui vẻ của người tu. Sự hài hước thì không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Có một linh mục kể chuyện như thế này. Một lần cha đến cộng đoàn nữ tu kia. Cha đang ngồi để đợi một nữ tu mà mình quen biết. Một ma sơ lớn tuổi bước ra. Tay cầm ly nước mời cha uống và nói: “Cộng đoàn chúng con vô cùng thương tiếc đón tiếp cha”. Cha giật mình vì trình độ “chém gió” của ma sơ này. Cha đáp lại: “con xin chân thành cảm ơn ly nước và sự tiếp rước của sơ. Xin Chúa trả công bực bội cho sơ”. Khi ra về cha được ma sơ già đưa ra tới cổng và nói: “chúc cha đi bình an và đừng phạm tội nữa” (cha giật mình). Cha này cũng khá nhanh nhẹn liền đáp lại. “Con cảm ơn sự tiếp đón vô cùng nồng nặc của sơ. Con đến đây có gì ‘sơ xuất’ xin sơ ‘tha’ cho con.”
Nhà tu hay hài hước bằng nghệ thuật chơi chữ. Chơi chữ thì có nhiều loại. Phổ biến là dùng từ mang nhiều ý nghĩa và nói lái. Dùng từ đồng âm dị nghĩa là một biện pháp hay được sử dụng để nói chuyện hài hước. Xin đơn cử một câu chuyện làm ví dụ minh họa. Ở một xứ nọ, thấy một ông thầy đang uống nước. Một ma sơ đến nói: Thầy ơi! Thầy “nghỉ tu” đưa cho con. Thầy liền đáp trả: Đừng đụng vào thầy. Để yên cho thầy tu. Chữ tu ở đây vừa có nghĩa là uống nước vừa có nghĩa là tu hành. Giống như chữ “sơ xuất” trên kia. Nó vừa có nghĩa là thiếu sót ngoài ý muốn, vừa có nghĩa là chuyển hướng không đi tu nữa.
[​IMG] ​
Người có tính hài hước thì hay có những câu chuyện tiếu lâm. Có những cha đã sưu tầm cho mình cả một kho chuyện chứa những nội dụng khiến người khác phải cười. Có một cha giáo nọ, giờ dạy của ngài lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Không biết cha đã sưu tầm từ bao giờ mà lúc nào cha cũng có thể kể chuyện cười. Chính những câu chuyện cười của cha làm cho giờ học bớt phần căng thẳng và bài học dễ nhớ. Khi nào các thầy hơi “nhức đầu” một tí thì cha lại cho một “liều thuốc” để bớt “hại não”. Có lẽ Chúa ban cho cha ơn gọi kể chuyện để giúp cho người khác nếm cảm được niềm vui ở đời này hay chăng? Cha căn dặn các học trò của mình là không nên bắt chước cha. Vì có khi cười nhiều quá ảnh hưởng đến phần rỗi linh hồn. Vì chuyện cười thì có “quyển thượng” và “quyển hạ”. Mà trớ trêu thay, phần lớn người ta thích “quyển hạ” hơn mới khổ. “Quyển thượng” khiến cho người ta cười thì ít lắm! Ngài nói vậy để cảnh tỉnh học trò của mình khỏi rơi vào vòng xoáy của cám dỗ “phần hạ”. Các câu chuyện của cha hầu hết là nằm ở “quyển thượng”.
[​IMG] ​
Tâm hồn con người dĩ nhiên không phải lúc nào cũng có thể cười được. Cuộc sống đâu phải toàn là màu hồng. Nhưng nếu chỉ nhìn đời với con mắt bi quan và yếm thế thì đời quả là đáng “nôn mửa”. Chính nụ cười đem lại sức mạnh cho con người hướng đến tương lai. Muốn cười được ngay cả trong những hoàn cảnh gian nan và trái ngang, cần phải có một trái tim đầy tình yêu và đức tin vững vàng…

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Gọi là muốn lại gần

Khi tôi gởi một cánh thư đi là tôi gởi lòng tôi ở đó. Gởi nỗi lòng mình đi thì bao giờ cũng có nhớ nhung và hồi hộp, âu lo. Tôi không viết thư cho gió vì gió không biết tiếng người. Tôi chẳng gửi thư cho mây vì mây không bao giờ đáp trả. Tôi chỉ gởi cho người vì chỉ người mới có thể đáp trả lại nỗi lòng tôi. Nhưng người có tự do nên tôi cũng có thể bị chối từ. Tiếng gọi của tôi có thể vang lên khô khan rồi hiu hắt trở về với cõi lòng tôi.
Khi Chúa cất tiếng gọi thì Chúa cũng thầm nuôi hy vọng được đáp trả. Chắc hẳn Ngài cũng ngậm ngùi khi bị khước từ. Bởi trong tiếng gọi là thầm cho đi tình yêu. Bởi trong tiếng gọi là thầm nói lên nỗi nhớ thương.
Gọi là dấu hiệu đang còn xa nhau. Gọi là muốn lại gần.
Trong cuộc đời, tôi có hai tiếng gọi, hai mẫu người lý tưởng để theo. Tiếng gọi thứ nhất là Chúa Kitô. Tiếng gọi thứ hai là chính tôi. Tôi có thể tạo nên cho tôi những tiếng gọi, những giấc mơ và tôi có thể theo đuổi để trở thành mẫu người như tiếng gọi tôi ước mong. Tôi cũng có thể trở thành mẫu người như Chúa Kitô mong muốn. Cái khác nhau là một đàng tôi sống ước mơ của tôi, một đàng tôi phải sống tiếng gọi của Chúa. "Thức ăn của Ta là làm theo ý Ðấng đã sai Ta và hoàn tất công việc của Ngài" (Yn. 4:34). Chúa Kitô đã sống trọn vẹn tiếng gọi của Cha Ngài.
Tôi có thể lầm lẫn thì tiếng gọi của tôi cũng có thể không trung thực. Nếu tiếng gọi của tôi không trung thực thì lo âu để trở nên mẫu người như tôi mơ ước sẽ là dại dột.
Nếu tôi tin rằng Chúa không thể sai lầm thì tôi cũng phải xác tín rằng tiếng gọi của Ngài phải tuyệt hảo. Không thể có hai sự tuyệt hảo. Như thế, khi tôi chối từ sự tuyệt hảo là tôi nhận sự bất hảo.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Đêm tối là chuẩn bị cho ngày mai tươi sáng


Tôi hiểu chung thủy là bản chất của tình yêu và tôi phải đi đúng con đường của mình....
Tuy nhiên, trung thành không phải là họ không nhìn thấy những lối rẽ ngang. Kẻ theo tiếng gọi thập giá không có nghĩa là họ không nghe thấy tiếng gọi dịu dàng ấm áp bên bờ trúc, nương dâu. Kẻ nhìn thập giá như trời cao để vươn tới không có nghĩa là họ không nhìn thấy sự tinh tế của cái đẹp khiến đêm về mà lòng cứ nôn nao. Kẻ kết ước với Chúa rằng chỉ yêu mình Người không có nghĩa là không nghe thấy những ngôn ngữ ngọt ngào rót vào trái tim. Trong hôn nhân, có mấy ai tuyệt đối thương yêu người bạn đời của mình đến nỗi không bao giờ có một ngăn nhỏ nghĩ đến những hình bóng lãng mạn khác ?
Những lối rẽ ngang bên đường có làm tôi âu lo. Đôi lúc tình cảm dịu dàng có làm tôi thổn thức bâng khuâng, nhưng không vì thế mà lý tưởng tôi hao mòn. Những lối rẽ, tình cảm dịu dàng ấy càng làm tăng khả năng khả năng tự do chọn lựa của người trong cuộc. Chính vì có những phân vân mà đòi hỏi tôi phải dứt khoát. Nếu không có những lối rẽ, những ánh nhìn khiến trái tim đập lỗi nhịp thì tình yêu trong hôn nhân cũng như lý tưởng của người tu sĩ không còn cố gắng nữa, vì đâu còn gì để mà lựa chọn. Có những dằn vặt trong lương tâm để tôi biết điều chỉnh lại hướng đi của mình. Có những đêm dài thao thức nhớ thương để tôi hiểu mình đã đi quá xa trong tình yêu. Có những giọt nước mắt để tôi thấu cảm được rằng con người không thể sống mà không có tình yêu. Nhưng cũng nhờ đó mà trong tôi tự nhắc bảo mình rằng tình yêu cũng là con đường của thập giá với những hy sinh liên lỉ. Có những ngã rẽ nên tôi phải dừng lại hỏi lòng mình, phải cố gắng gìn giữ con đường của tôi và quên đi bản thân mình để trân trọng con đường của người ta. Tôi luôn phải phấn đấu để trung thành. Lúc tôi hỏi lại lòng, lúc tôi phấn đấu hy sinh là lúc tình yêu tôi dành cho người yêu, dành cho lý tưởng càng sâu đậm hơn.
Chẳng ai muốn rẽ sang một lối mòn nếu con đường đang đi đẹp ngát hoa. Nhưng vì tội lỗi, vì chưa hoàn hảo nên đường đi còn có gai. Đây chính là lý do không trung thành. Nếu người tu sĩ bước trên đường lý tưởng toàn những ngọt ngào thì làm gì có lỗi lời thề ? Có những đêm tối để ta biết mình cần ánh sáng biết bao. Biết mình là tội nhân để ta luôn cần đến ơn tha thứ của Chúa. Con đường nào cũng có những rào cản thập giá, nhưng đó cũng là con đường mà Chúa đã đi và mời gọi tôi theo Người. Muốn tiến tới vinh quang phải mạnh mẽ chấp nhận đau khổ. Càng đón nhận thập giá, đường đi càng thêm giá trị. Có đêm rồi mới có ngày. Quy luật của cuộc sống là thế. Cuộc đời như những vòng quay luân chuyển luôn hoạt động không ngừng. Có khi đêm tối lại là sự chuẩn bị cho ngày mai tươi sáng hơn. Sự lỗi lời thề có thể lại là cơ hội để ta nhìn lại và điều chỉnh lối bước của mình. Có bước chân vào lối rẽ ta mới thấy đường đi của mình cần phải chỉnh đốn lại cho phù hợp với thánh ý Chúa.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Có hiếu khi ở trong tù

Kết quả hình ảnh cho prisoner
Một nam thanh niên bị ngồi tù Nhận đc thư của bà mẹ viết với nội dung
– Con trai yêu quí của mẹ, từ ngày con đi mẹ thấy trống trải vô cùng, nhà mình Không còn sức lao động chính, nhà cửa bừa bộn, mấy sào ruộng nhà mình bỏ hoang vì không có người cầy. Mảnh vườn cũng chảng được cuốc bẵm, mẹ Mong con thành tâm cải tạo, sớm về để giúp mẹ….
Cậu con trai đọc thư xong, thương mẹ lắm và viết trả lời
– Mẹ kính yêu, chỗ mấy sào ruộng nhà mình mẹ đừng có mà làm gi, Chẳng may lại lộ ra mấy cái xác con giết người chôn ở đó. Nếu họ biết là con lại thêm tội đó, Còn mảnh vườn thì cũng đừng động vào, dưới đấy con giấu mấy bánh ma túy chưa kịp bán.
Mấy tháng sau trong tù người thanh niên lại nhận được thư của mẹ mình
– con yêu! Mẹ đã nhận đc thư của con lần trước, Sau đó có 2 xe ô tô công an về nhà mình, các ông ấy chia làm hai tổ. Một tổ ra đồng cầy tung mấy sào ruộng, còn một tổ ra vườn cuốc lật hết đất ở đó lên, Không tìm thấy gì, các ông lẩm bẩm chửi thề xong về rồi con ạ
Thằng con mừng thầm viết trả lời cho mẹ
– Mẹ ơi, con chỉ có thể giúp mẹ được ngần đó thôi, chỗ mấy sào ruộng mẹ tự làm nốt nhé, còn vườn thì thế là tạm được rồi….
P/s: Thế là mùa vụ năm ấy bà mẹ không cần phải cày cấy gì mà đất vẫn tơi xốp, tất cả là nhờ các chú công an bị lừa mà không biết.
Lời bình: cuộc đời đừng bao giờ dễ tin vào lời khai của người khác. Không ai tự dưng khai tội cho mình nếu họ không có cái lợi to hơn. Cẩn thận với người đưa chuyện bạn nhé!

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Chiếc giày chân phải


Kết quả hình ảnh cho chiếc giày phải

Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm. Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như bà vợ này thì thật là cao thủ.
18 giờ, chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: “sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng”. Linh tính cho chị biết đó là… nhà nàng chứ không phải nhà hàng.
20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.
Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tanh đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt.
“Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”.
“Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”.
Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc. Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng… Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.
Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”.
Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”.
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người. Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em – nghìn lần xin lỗi!”

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Ta chỉ thật là ta khi nào ta tắm


Kết quả hình ảnh cho baby vector
Trong tác phẩm “Cốt tủy của đạo Phật”, thiền sư Suzuki đã viết một câu thật chí lý: “Ta chỉ thật là ta khi nào ta tắm”. Câu nói đơn sơ, giản dị nhưng thật thâm thúy. Khi ta tắm, mũ cao áo rộng cũng phải cởi bỏ, phấn son trang điểm giả tạo cũng trôi mất hết, chức cao danh vọng cũng không gắn liền với thân xác ta, quyền uy sức mạnh lúc đó cũng không dám phô bày cho ai. Lúc đó ta mới nhận ra ta thật là ta, một người tầm thường trơ trụi như bất cứ một người trần trụi tầm thường nào khác trên cõi đời ô trọc phù du này.
Thế nhưng, trong xã hội hôm nay, có mấy người đã nhận ra được chân lý sâu sắc mà thâm thúy của thiền sư Suzuki đã trình bày trên đây. Chung quanh ta biết bao người đã nhờ may mắn có được mũ cao áo rộng lại cứ luôn tâm niệm rằng chúng sẽ vĩnh viễn theo họ suốt đời. Biết bao người tưởng rằng phấn son trang điểm không bao giờ trôi theo tuổi tác và mãi mãi che lấp những khuyết điểm của họ. Nhưng cuộc đời đâu có mãi mãi như họ tưởng! cuộc sống có bao giờ mãi mãi chiều theo ai.
Khiêm tốn để nhận rõ mình và trong thinh lặng để trở về với chính mình, thay đổi chính mình, ta mới cách mạng được bản thân ta. Ta mới không phung phí quãng đời đã qua của ta. Chỉ trong thinh lặng và tự hạ, ta mới khám phá được thân phận hư vô, tầm thường, trơ trụi của ta. Không có gì để tự hào mà có vạn lý do để tự hạ. Ta không thể nào thay đổi được chính mình nếu không biết sống khiêm tốn.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

An nhiên với chính mình

Kết quả hình ảnh cho an nhiên
Trong hành chính cuộc đời, mỗi bước chân chúng ta đi đều có thể bước đi bằng niềm vui hoặc nỗi buồn. Đôi khi là sự hân hoan của việc được đón chờ, đôi khi là sự buồn tủi của cảm giác bị bỏ lại. Cuộc đời là những bước chân đến và đi liên tục như thế. Liệu có ai dám chắc đoạn đường nào phía trước sẽ toàn niềm vui, đầy tình yêu và tràn trề hành phúc?
Chúng ta luôn muốn hi vọng, nhưng đi một quãng đường dài luôn cần nhiều hơn một sự hi vọng. Chúng ta cần chuẩn bị, để có thể hạnh phúc với chính chúng ta, hoặc để mang lại hạnh phúc cho những người đi cùng.
Đến một thời điểm nào đó, chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng, hạnh phúc không phải là có thêm những thứ mình mong muốn. Cái sự cầu mong là cái vòng tròn bất tận, sẽ luôn có một thứ gì đấy mà ta muốn hơn ở xa xa cuối con đường. Ta luôn đi đến nhưng sẽ không bao giờ chạm tới. Tiền tài hay danh vọng là thứ đòn bẩy đáng ngạc nhiên để bạn rèn luyện bản thân, nhưng nếu bạn đặt nó là thứ phía cuối con đường, bạn sẽ nhận ra con đường ấy xa xôi đến muôn trùng vô lối.
Đường thì dài mà lòng người lại mềm mỏng. Có ai không động lòng trước một sự ân cần? Có ai vô cảm trước một lời khen? Có ai lại không suy tư trước những sự ham muốn? Có ai lại không mệt mỏi trước đường dài cách lối mà muốn một lối tắt đến thẳng cái ao ước cuối cùng? Nhưng tiền bạc danh vọng làm gì có lối tắt. Lạc đường lạc lối rồi lạc cả lòng nhau. Đến một lúc nào đó nhìn lại phía sau, thấy không còn ai mới tự than thân trách phận.
Hạnh phúc là cảm nhận và sống vui với những gì mình đang có. Sống ở thời điểm hiện tại, biết lắng nghe, biết cảm ơn và biết cho đi, đó có lẽ là bí quyết của hạnh phúc. Chúng ta luôn mong ước cái gì đó ở phía trước, nên hay để lỡ những giây phút hạnh phúc mình đang có. Những gì chờ đón ta ở ngày mai, ở tương lai có thể là thành công, là khát khao, là hi vọng. Nhưng chắc chắn đó không phải là hạnh phúc. Nếu hạnh phúc là chờ mong, thì có phải cả thế gian này đã hạnh phúc rồi sao? Cớ sao nhân loại cứ phải đi tìm bí quyết để hạnh phúc?

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Tại sao Xuka chọn Nobita?

Kết quả hình ảnh cho Nobita và xuka
Tại sao cô nàng xinh xắn, đáng yêu Xuka lại chọn anh chàng Nobita hậu đậu vụng về nhỉ?
Tình yêu luôn là điều thật khó lí giải vì đôi khi yêu mà chẳng cần có lí do.
Vì đôi khi người ta chẳng chết “đứ đừ” bởi một anh chàng đẹp trai, thông minh, giỏi giang mà lại “đổ” như chuối bởi một anh chàng chẳng có gì nổi bật nhưng chân thành thật thà.
Và rồi nhận ra người ta có thể “cảm nắng” một anh chàng hotboy nào đó những để chọn yêu lại là một anh chàng hết sức bình thường.
Nếu ai đã đi qua những năm tháng tuổi thơ có lẽ chẳng còn xa lạ gì với cuốn truyện tranh Đôremon. Nobita một anh chàng hậu đậu, vụng về, lười học và yếu đuối luôn là mục tiêu bắt nạt của Chaien và Xeko. Còn Xuka cô bé vừa học giỏi đáng yêu lại cực kì tốt bụng. Cậu bạn Dekhi đẹp trai, học giỏi có bao nhiêu bạn gái ngưỡng mộ.
Ấy vậy mà , cô nàng đáng yêu Xuka của chúng ta lại chọn anh chàng Nobita thay vì anh chàng Dekhi? Tại sao nhỉ?
Có lẽ, Nobita dù yếu ớt vụng về nhưng với Xuka cậu luôn dành cho cô bé một tình cảm đặc biệt, bảo vệ cô bé bằng mọi cách cho dù anh chàng Nô này chẳng mạnh mẽ dù cho cam.
Nobita chăm sóc, quan tâm đến cô bé, luôn âm thầm bên cạnh Xuka, luôn nghĩ đến Xuka đầu tiên khi có một món “bảo bối” nào đó hay ho, và luôn mang cho cô bé những kỉ niệm đẹp đẽ nhất!
Có lẽ Xuka chọn Nobita vì ở bên Nobita, cô bé luôn là ưu tiên số một của cậu. Ở bên Nobita, Xuka thấy một tình cảm trong sáng và bền vững, một đảm bảo cho hạnh phúc giản dị, ở bên Nobita, Xuka được che chở được bảo vệ và an toàn...
Vậy đấy, đôi khi tình yêu chỉ cần có như thế, vì chỉ cần sự chân thành thôi đã đủ đảm bảo cho những yêu thương. Hãy cứ yêu thương thật lòng đi cho dù bạn là ai? Bạn là người như thế nào? Bạn sẽ vẫn đón nhận được những yêu thương từ "ai kia” ở đâu đó của mình!
Nếu tôi là cô bé đó, hẳn tôi cũng sẽ chọn Nobita thay vì Dekhi.
Và tôi tin, một ngày nào đó, tôi sẽ tìm thấy cho bản thân mình một Nobita yêu tôi chân thật và bền lâu. Một Nobita như Nobita của Xuka vậy. Dù có hậu đậu hay không tài giỏi như bao người... nhưng nếu có thể đem đến cho cuộc sống trong tương lai của mình hai chữ "yên bình" thì đã đủ rồi!

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Cuộc sống thật vô thường!

Kết quả hình ảnh cho life
Một người giàu có nhìn qua cửa sổ thấy một người nghèo đang bới thùng rác nhà mình ... Ông ta thầm nói, 'Ơn Giời, mình không nghèo đói.'
Người nghèo ấy nhìn phía trước thấy một xe cứu thương chở một bệnh nhân... Ông ta nói nhỏ, 'Ơn Giời mình không bị bệnh.'
Người bệnh trong bệnh viện thấy xe chở xác vào nhà xác... Ông nói, 'Ơn Giời mình còn sống.'
Chỉ người chết là không thể nói 'Ơn Giời' được!
Cuộc sống là gì?
Để hiểu hơn về cuộc sống, bạn hãy đến 3 nơi sau:
1. Bệnh viện
2. Nhà tù
3. Nghĩa địa
Ở bệnh viện, bạn sẽ hiểu rằng không gì tuyệt bằng SỨC KHỎE.
Trong tù, bạn sẽ thấy TỰ DO là thứ quý giá nhất.
Ra nghĩa địa, bạn sẽ nhận ra cuộc sống thật vô thường. Mặt đất ta đứng hôm nay là nóc mồ ta nằm ngày mai!

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Suy tư thiêng liêng


  1. “Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn và mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới mê ngủ.” (Clive Staples Lewis 1898–1963, văn sĩ Anh, tác giả cuốn Ký sự Namia).

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Cầu nguyện cho người đang yêu

Kết quả hình ảnh cho người đang yêu


Từng ngày trôi qua trong quá trình sáng tạo trời đất, Thiên Chúa đều thấy mọi sự tốt đẹp. Khi dựng nên Ađam, trao cho ông sự sống và quyền bá chủ muôn loài, Thiên Chúa mong muốn là ông sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và an vui với chim trời gió núi, với mưa sa nắng ngàn. Công trình tạo dựng hoàn mỹ thế, hẳn là ông phải cảm thấy đầy đủ lắm chứ, hẳn là ông sẽ cảm thấy thoải mái và tiếng cười phải luôn nở trên môi ông chứ. Vậy mà tận sâu trong cõi lòng, ông thấy có cái gì đó chưa trọn vẹn. Nỗi cô đơn vẫn cứ ập xuống trên ông. Ngày từng ngày qua đi chỉ là dòng thời gian nặng nề lê bước, mang nặng những nỗi sầu buồn không tên, như đang cố làm tan nát cõi lòng.
Bỗng một ngày, sau một giấc ngủ say, ông thấy xuất hiện trước mắt mình một người phụ nữ. Không một loài nào mà ông đã từng thấy trong trời đất có thể sánh ví cùng nàng được. Một nụ cười nhẹ buông lơi của nàng như kéo theo cả hương xuân hạnh phúc. Một làn tóc xõa bờ vai hệt như dòng suối mát xoa dịu cái nắng lúc hạ sang. Một tiếng nói của nàng còn hay hơn cả lũ chim trời hợp xướng. Một ánh mắt của nàng cũng đủ khiến cho cả sa mạc nở rộ vườn hoa thơm chập chờn bướm ong. Thiên Chúa hiểu cảm giác mà ông đang trải qua. Thiên Chúa biết rằng ông đã yêu. Và Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu lứa đôi ấy.
Thiên Đường đẹp không hẳn chỉ bởi vì nơi ấy có hoa thơm cỏ lạ, có dòng nước mát trong. Thiên Đường đẹp là bởi vì nơi ấy người ta bắt gặp được một nửa còn thiếu kia của mình, người ta phát hiện ra những trống vắng trong lòng bấy lâu nay của mình giờ đã được khỏa lấp, đã được đong đầy. Thiên Đường đẹp là bởi vì nơi ấy có tình yêu.
Ta biết tình yêu gõ cửa khi lòng ta bỗng dưng hồi hộp khi đối diện với một ai đó, thậm chí không dám nhìn vào mặt nhau. Tim đập nhanh, chân tay bủn rủn. Muốn nói với nhau tiếng yêu mà thấy môi miệng chẳng dám hé một lời. Ta biết hờn, biết tủi, hay giận lung tung, thường xuyên suy diễn vô tội vạ để cố tìm ý nghĩa trong từng cử chỉ, hành vi của đối phương. Ta thấy yêu hoa hơn, thích ngắm nhìn vầng trăng dịu ngọt. Cái gì trên đời này cũng có thể khiến ta nghĩ đến người ấy. Ta không thể đuổi hình bóng người ấy ra khỏi tâm trí mình. Càng cố quên ta càng thấy nhớ. Một ngày không gặp mặt, ta cứ ngỡ như hàng thế kỷ trôi. Ngồi bên nhau cả ngày mà cứ luôn trách thời gian sao vội vàng qua đi nhanh thế.
Rồi bỗng một ngày, ta nhận ra mình không thể sống một cuộc sống hạnh phúc khi thiếu người kia được. Có cái gì đó cứ níu chặt con tim. Hai tâm hồn như hòa quyện. Ta nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ nhau và chợt nhận ra rằng dường như đó là một sự sắp đặt định mệnh của Tạo Hóa, muốn ta và người ấy yêu nhau, gắn kết với nhau, trở nên một với nhau trong lời chúc phúc của Người. Rồi đây, ta sẽ cùng nắm tay nhau để sống hết kiếp người trong với nhau. Khó khăn ư, hoạn nạn ư, vất vả ư… sẽ chẳng còn là điều gì to tát khi ta và người ấy còn ở bên nhau, truyền hơi ấm cho nhau, gắn kết keo sơn với nhau, cùng mỉm cười với nhau.
Lạy Chúa,
Tạ ơn Chúa đã gửi nàng đến cho con. Ngày con gặp được nàng, trái tim con như bừng dậy một sức sống mới. Con thấy ngàn cánh hoa như cười tươi hạnh phúc, con thấy từng đợt gió như hát khúc du dương. Từng lời nói của nàng đã giúp con xua tan đi hết những muộn phiền lo lắng. Sự quan tâm săn sóc nàng dành cho con giúp con vơi đi tất cả những băn khoăn. Xin Chúa giúp con biết trân trọng tình yêu mà Ngài dành cho con đây, để con luôn xứng đáng là một bờ vai cho nàng tựa vào, luôn cố gắng mang hạnh phúc và tiếng cười đến cho nàng, biến từng khoảnh khắc trong đời nàng thành những giấc mơ vàng không hề tắt.
Lạy Chúa,
Giữa cuộc đời biết bao sóng gió làm tâm hồn yếu đuối của con ngã nghiêng, Ngài đã mang đến cho con một chỗ dựa thật tuyệt vời. Ở bên chàng, con chẳng thấy còn gì phải lo lắng nữa cả. Có vòng tay chàng chở che, trái tim con như chan hòa hạnh phúc. Chàng đã đến trong đời con, mang cho con những vầng thơ dịu ngọt, thỏ thẻ vào tai con những hơi ấm đêm đông. Thật không thể tưởng tượng nỗi một ngày con sống mà không có chàng ở bên chia sẻ. Xin Chúa chúc phúc cho chàng, và giúp con sống sao cho xứng đáng với tình yêu mà chàng dành cho con. Tình yêu của chúng con, chúng con xin trao dâng trọn vẹn cho Chúa.
Amen.

 Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Hết lòng phục vụ quý khách

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, xe môtô và ngoài trời


Anh Tom, một Luật sư người Mỹ đến Việt Nam làm việc và tìm hiểu về nền văn hóa Việt Nam.
Bén duyên, anh yêu luôn một cô gái Việt Nam là người dạy tiếng Việt cho anh.
Một hôm, cô người yêu nói với anh rằng muốn đi ăn cháo lòng.
Thế là sáng sớm, anh Tom chở cô người yêu đến quán cháo lòng. Thấy quán khá đông, tấp nập khách ra vào. Anh Tom nói cô người yêu đứng chờ anh ở ngoài xe, còn anh chạy vào, ngó nghiêng một hồi rồi lắc đầu đi ra, tỏ vẻ thất vọng.
- Quán hết lòng rồi em ạ!
Thế là hai người lại bon bon đi kiếm quán khác. Đến một quán thấy cũng không đông khách lắm, anh Tom cũng lăng xăng chạy vào trước ngó ngó, rồi ra lắc đầu...
- Quán này cũng hết lòng rồi em ơi!
Và rồi mấy quán nữa cũng chung số phận... Cô người yêu tỏ vẻ bực mình, thắc mắc:
- Em thấy mấy quán đó người ta vẫn ra vào ăn bình thường mà! Anh có vào hỏi chủ quán chưa mà ra nói là hết cháo lòng.
Anh Tôm gãi gãi đầu, mặt thì nghệt ra rồi quả quyết:
- Anh đâu cần phải vào hỏi chủ quán làm gì? Anh thấy họ để chữ to đùng trước cửa:
"HẾT LÒNG PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH" mà em!
chúc cả nhà tuần mới vui vẻ hạnh phúc nhé, nhớ là hết lòngg phục vụ nhau ha

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Ngài muốn con làm gì, lạy Chúa...?

Khi cánh cửa đường đời con sập đóng
con một mình, và bóng tối vây quanh
giấc mơ con vụn vỡ tan tành.
Ngài muốn con làm gì, lạy Chúa ..?

Khi cánh cửa đường đời con sập đóng
xin dạy con biết kham nhẫn đợi chờ
vì cuộc đời đâu như là mơ
khi chỉ một mình con chèo chống.
Một mình con mơ chân trời sao đủ rộng
cho cánh chim bạt gió băng ngàn…
Khi con tưởng cửa đời con sập đóng
Ngài mở ra bao lối nẻo huy hoàng
Ngài đặt con vào chính lộ thênh thang
Ngài dắt con đi giữa muôn vàn bỡ ngỡ
Những cánh cửa cuộc đời đóng mở
Con bước đi theo lối bước của Ngài.
Cao Gia An, S.J

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Đời tu sĩ

Kết quả hình ảnh cho tu sĩ
Thi thoảng trên phố chợ đông người,
những bước chân trần,
bóng ni cô bước chậm âm thầm trong màu áo xám.
Hay đâu đó,
Trên con đường quê bùn lầy nước đọng,
Thấp thoáng người nữ tu,
vừa lặng lẽ đi qua trong bóng chiếc áo dòng đen !
Rồi có một chiều,
Khi hoàng hôn chưa kịp dâng lên,
Có chuyện lạ :
Bên ngôi chùa đổ có nhà sư đang ôm mặt khóc ?
Và ở ngoài kia,
bên trong cái toà án ồn ào ô trọc,
có ông cha nhà thờ,
bị còng tay ra trước vành móng ngựa, xót xa !...
Thì ra,
Trong cái cõi đời tạm bợ, thối tha,
sư ôm mặt khóc, cha bị kết tội,…
chẳng qua chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện” !
Nhưng bù lại,
Đó đây vẫn vang rộn
tiếng cười dòn nơi nhà thương hay cô nhi viện,
của những em bé mồ côi,
những chàng trai, cô gái mang “nghiệp chướng si-đa”…
Thì ra,
Trên muôn vạn nẻo đường thế giới bao la,
Vẫn còn những ni cô, những ma xơ,
Những sư cụ, những cha nhà thờ,
Những bước chân trần trên những đường đi hẹp.
Họ mang đến cho cuộc đời,
Những đoá hồng tình yêu thật đẹp,
Những “nụ hôn tinh tuyền”,
Được làm bằng những mật ngọt hy sinh.
Vâng, đời tu,
Lời chứng thập đẹp của những “chuyện tình”,
Tình phục vụ, xả thân,
để mỗi ngày sáng lên và tiêu hao như ngọn nến !

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Tình bạn tinh thần đã nâng đỡ Thánh Thérèse trong năm cuối đời của chị

Trong cuốn sách The Four Loves của mình, C.S: Lewis đã viết: “Tình bạn … được sinh ra vào khoảnh khắc một người nói với người kia “Chuyện gì vậy! Bạn cũng?”
Thánh Thérèse thành Lisieux đã có một khoảnh khắc “Bạn cũng?” với một thầy chủng sinh tên là Maurice Bellière vào năm cuối đời của chị. Diễn tả tình bạn duy nhất của chị trong cuốn tự truyện, chị viết:
Khi tình bạn làm hài lòng Chúa Giêsu để thắt chặt hai tâm hồn vì vinh quang của Người, Người cho phép họ thỉnh thoảng chia sẻ những tư tưởng của nhau để khích lệ nhau yêu mến Thiên Chúa hơn.
Những lá thư gửi tới và đến từ Maurice khoảng 60% là thư trả lời vào bốn tháng cuối đời của chị Thérèse. Lúc đầu, Thérèse viết để khuyến khích Maurice yêu mến Thiên Chúa, nhưng cuối cùng chị lại nhận được điều thật giá trị: một người bạn ân cần với chị trong giờ phút tối tăm nhất của chị.
Một sự cầu xin giúp đỡ. Maurice Bellière, một thanh niên trẻ đầy năng lực người miền Bắc nước Pháp, nổi tiếng trong chủng viện vì kỹ năng tưởng tượng và hành động sâu sắc của thầy. Nhưng khi bước vào năm thứ hai của chương trình học vào tháng Mười năm 1895, thầy cảm thấy xao xuyến, thậm chí tuyệt vọng. Một tiếng nói cứ luẩn quẩn trong đầu bảo thầy rằng “bạn sẽ chẳng bao giờ thánh thiện đủ để trở thành một linh mục, hãy là một nhà truyền giáo thôi”. Bị phiền phức bởi những nghi ngờ, Maurice biết rằng thầy cần sự trợ giúp.
Vào kỳ tĩnh tâm năm của các chủng sinh với Giáo phận Bayeux và Lisieux, Maurice đã nghe một số người nói về Tu viện Carmelite ở thành Lisieux. Trong số các nữ tu có một số người là con gái của gia đình Martin thành Lisieux, tất cả những người nữ thánh thiện ấy đã tận hiến để chuyên tâm vào việc cầu nguyện.
Maurice đã quyết định viết cho seour Bề trên – một trong những người chị em của gia đình Martin. Thầy đã xin seour chọn một nữ tu để cầu nguyện cho thầy, ai đó có thể “tận hiến chính mình cách đặc biệt cho ơn cứu độ của linh hồn con và dành cho con ân sủng được trung thành với ơn gọi mà Chúa đã ban cho con”.
Mẹ Agnes đã viết lại cho thầy, mẹ nói với thầy rằng mẹ đã chọn seour Thérèse em gái của mẹ để đảm nhận lời thỉnh cầu của thầy.
Được cứu độ nhờ những lời cầu nguyện trung thành. Ngày đó khi đang ở nhà giặt đồ Mẹ Agnes đưa cho Thérèse lá thư kế tiếp về lời thỉnh xin cầu nguyện cho thầy. Đang đứng với các chị em khác, Thérèse hào hứng nhận thêm thông tin. Maurice sắp bắt đầu năm phục vụ quân sự. Thầy đã hy vọng “nỗ lực vì Thiên Chúa” và trở về với những câu chuyện của những người lính hoán cải trở lại với Chúa Kitô. Nhưng thực tế đã không như thế. Thay vì đem người ta tới gần Thiên Chúa thì Maurice đã buông trôi xa rời Chúa hơn. Chín tháng sau đó, vào tháng bảy năm 1986, thầy kể trong lá thư thứ ba gửi tới cho tu viện rằng thầy đã phạm “những sai lầm ngớ ngẩn” tại chỗ đóng trại. Thầy đã thỉnh cầu Mẹ Agnes hãy xin Thérèse cầu nguyện gấp đôi cho thầy.
Mới hai mươi hai tuổi, Thérèse đã ngã bệnh. Việc cầu nguyện cho ơn gọi của Maurice đã là một nguồn an ủi tinh thần cho chị vào đúng thời khắc chị bắt đầu trải nghiệm những sự nghi ngờ đang bám vào nền tảng đức tin của chị. Những lá thư của Maurice đã cung cấp một tiêu điểm mới cho lời cầu nguyện của Thérèse và chị đã bắt đầu cầu nguyện hằng ngày cho thầy.
Khoảng tháng Mười năm 1896, Maurice đã trở lại chủng viện và trở về với đôi chân tinh thần của mình. Thầy quy gán điều này cho Thérèse. Khi lá thư kết tiếp của thầy gửi đến, Mẹ Agnes đã đề nghị Thérèse hãy trả lời trực tiếp. Vì thế, thư từ qua lại của hai người bắt đầu tiến triển: một sự góp chung tinh thần trong sứ mạng khiến thầy chủng sinh cũng như vị thánh sẽ không bao giờ quên.
Một người anh em không mong đợi. Mặc dù Thérèse đang khuyên Maurice cách tinh thần, Thérèse cũng đã bắt đầu vui thích với những lá thư của thầy. Thậm chí chị gọi việc quan hệ thư từ của chị là “sứ vụ ngọt ngào”. Chị đã chia sẻ nghệ thuật thơ tinh thần của chị với Maurice và xin thầy đọc thuộc lòng một lời cầu nguyện đặc biệt hằng ngày cho chị. Cậu con trai duy nhất của gia đình Martin đã qua đời khi còn ấu thơ và Maurice lấp đầy chỗ thiếu ấy cho Thérèse. Chị nói thầy: “Lòng biết ơn của chị không thua kém lòng biết ơn của em dành cho Thiên Chúa chúng ta, Đấng đã ban cho chị một người em trai bé bỏng”. Ngay lập tức, Thérèse đã mang người em trai mới của mình vào trong truyền thống của gia đình Martin. Chị xin thầy gửi cho chị những ngày quan trọng của cuộc đời thầy. Thật rõ ràng vì nó cũng ở trên danh sách những ngày quan trọng của chị. Vào ngày 08 tháng chín năm 1890, ngày chị tuyên khấn trở thành một nữ tu dòng Carmelite, Maurice đã cảm thấy Thiên Chúa xác nhận ơn gọi của thầy để trở thành một linh mục và một nhà truyền giáo.
Điều đó làm cho Thérèse cảm thấy rằng Thiên Chúa muốn chị có chung phần với một linh mục truyền giáo. Từ lâu chị đã cảm phục cuộc sống truyền giáo nhưng rõ ràng chị lại cảm thấy mình được mời gọi tới đan viện. Bằng việc cầu nguyện và chịu đau khổ với người em tinh thần của mình, chị có thể thỉnh cầu một sự chia sẻ trong công việc của thầy. Chị viết cho thầy rằng “chúng ta hãy cùng làm việc với nhau vì ơn cứu độ của các linh hồn”.
Thậm chí không nhận ra điều đó, Maurice đã cho Thérèse nhiều món quà: tình anh em, một ơn gọi truyền giáo và một tình bạn tinh thần. Mặc dù thầy không tự cho mình là thánh thiện hay khôn ngoan một cách đặc biệt, Maurice đã hồi âm cho quan điểm và bài thơ của Thérèse với những lời lẽ đầy khuyến khích và nhiệt tình:
Dạ vâng, thưa Chị: “Chúng ta hãy để cho mình sống bằng tình yêu”. Không có Thiên Chúa, xung quanh chúng ta sẽ lạnh lẽo biết bao. Nhưng khi một sự nhiệt tình thánh thiện nung nấu tâm hồn chúng ta, thì thật là bình thản … Như có vị thánh đã nói: Khi chúng ta yêu mến, thì không còn bất cứ sự buồn phiền nào nữa.
Những lời của Maurice đã đem một tia ánh sáng vào căn phòng của Thérèse trong Tu viện. Bị bệnh trầm trọng với cơn sốt kéo dài, ho và mất sức, chị Thérèse đã được tự do khỏi những bổn phận hằng ngày của một tu sĩ dòng Carmelite. Vì điều này, Thérèse có ít việc để làm nhưng chị phải đau khổ và cầu nguyện.
Môn đệ của Con Đường Bé Nhỏ. Trước Phục Sinh năm 1897, Thérèse biết chị sắp chết, cho dù chị chưa muốn gặp Thiên Chúa lúc ấy cho đến tháng Chín cùng năm. Nằm trên giường của mình trong bệnh xá, chị nghĩ về việc làm thế nào để trả lời cho Maurice, thầy vẫn tiếp tục xin chị cố vấn cho. Bởi vì thầy cho biết thầy đang tiến triển chập chạp trong đời sống tâm linh, nên chị đã quyết định chia sẻ với thầy “Con đường Thơ Ấu mà Thiên Chúa đã chỉ cho chị.
Thérèse đã nói Maurice rằng thầy đừng sợ hãi sự phán xét của Thiên Chúa vì Thiên Chúa thì giàu tình thương xót. Maurice có thể lệ thuộc vào tình yêu đó như một đứa con thơ. Thérèse đã tin tưởng vào Người “con không phải là một tâm hồn vĩ đại, nhưng chỉ là một con người rất nhỏ bé và rất bất toàn”. Điều đã cho Thérèse niềm hy vọng chính là sự không thánh thiện của chị, nhưng Thiên Chúa có khả năng biến đổi một hành động tốt lành nhỏ bé nhất của chị thành điều gì đó rất giá trị. Sau khi đọc những bài học đơn sơ nhưng sâu sắc mà Thiên Chúa đang chỉ cho Thérèse, thầy Maurice viết lại như sau:
Chị có biết rằng chị đang mở ra cho em những chân trời mới không? Đặc biệt trong lá thư cuối cùng của chị, em đã tìm thấy những sự hiểu biết sâu sắc về lòng thương xót của Chúa Giêsu, về sự thân mật mà Người nâng đỡ em … điều mà mãi tới bây giờ thật khó xảy ra với em … Em được chị hướng dẫn, điều mà em thích làm riêng em.
Maurice đang trưởng thành về đường thiêng liêng và đồng thời đang trở nên hòa hợp với Thérèse trong tâm trí và tâm hồn. Điều này nâng đỡ Thérèse rất nhiều vào những giây phút chị cảm thấy bị bao bọc trong sự tối tăm. Những tư tưởng đầy hy vọng đã bắt đầu tràn ngập tâm trí chị. “Con đường thơ ấu” cũng có ý nghĩa với những người khác. Maurice, em trai của chị, sẽ hoàn thành ơn gọi của thầy nhờ những lời cầu nguyện của chị. Cuộc đời tu kín và đầy đau khổ của chị thật giá trị biết bao!
Sự Hiệp Thông của Các Thánh. Trong lá thư trước, Thérèse đã giải thích cho Maurice những điều mà chị mong đợi thiên đàng như phải dành cho chị:
(Ở trên trời) chị muốn cùng một điều mà chị muốn ở trần gian: là yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Ngài được yêu mến… Vai trò của chúng ta sẽ tương tự như thế. Nhiệm vụ của em là làm công việc tông đồ, còn nhiệm vụ của chị sẽ là cầu nguyện và yêu mến.
Trước mùa hè cuối cùng, Thérèse cận kề cái chết. Chỉ lúc đó Thérèse mới cho thầy Maurice biết tình trạng của chị. Thầy đã đáp lại ngay lập tức. Thầy mở đầu lá thư: “Thật là bất ngờ cho tâm hồn đáng thương của em! Nó chưa được chuẩn bị về điều này”. Rồi thầy viết tiếp: “Chị gái bé nhỏ, chị đi đi. Xin chị đừng để cho Chúa Giêsu phải đợi chị thêm nữa”.
Cuối cùng, Maurice tin tưởng những gì Thérèse đã khẳng định: sự liên kết của hai người sẽ được thêm mạnh mẽ trong vĩnh cửu, chứ không mất đi. “Tâm hồn chị sẽ hướng dẫn tâm hồn em, tâm hồn chị sẽ nói với tâm hồn em và sẽ an ủi tâm hồn em – trừ phi Chúa Giêsu, Đấng đã bị quấy rầy bởi sự phàn nàn của em, không muốn điều đó”, thầy nói với chị với một chút hài hước.
Maurice và Thérèse đã trao đổi nhiều thư hơn trước khi chị chết vào ngày 30 tháng Chín năm 1897. Thật do ý Chúa quan phòng, vào đúng ngày Thérèse về trời, Maurice đã đến Châu Phi để bắt đầu cuộc sống của thầy như một nhà truyền giáo. Thầy được chịu chức linh mục vài năm sau đó. Cha Maurice tiếp tục cầu nguyện cho Thérèse và cha xin chị chuyển cầu cho cha cho đến khi lìa đời vào năm 1907.
Ánh sáng của tình bạn. Năm cuối cùng của Thánh Thérèse có lẽ là giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời chị – cả về thể lý lẫn tinh thần. Thật hết sức ngạc nhiên là dù trong tình trạng như vậy mà chị vẫn chia sẻ sự khôn ngoan tinh thần và cầu nguyện rất thường xuyên cho Murice. Nhưng còn ngạc nhiên hơn nhiều là một thầy chủng sinh dù đang phải chiến đấu và không chắc chắn về ơn gọi của mình, vẫn có thể mang đến cho cuộc đời của chị thánh một ánh sáng và niềm hy vọng như vậy.
Maurice đã xác nhận Thérèse và đã cảm thông với chị. Thầy đã theo đuổi Chúa Kitô như chị đã làm và quan tâm đến mọi vấn đề mà chị đã quan tâm. Thầy đã trở nên người bạn cũng như người học trò của Thérèse. Thầy có thể ít trưởng thành về tâm linh hơn Thérèse, nhưng thầy vẫn động viên chị khi chị cần – và đó là một món quà rất giá trị.
Chúng ta chẳng phải đang ở trong một nơi tốt lành để trao tặng tình yêu và sự động viên của Thiên Chúa cho những người xung quanh chúng ta sao. Nếu chúng ta đang làm tốt, Thiên Chúa chắc chắn sử dụng nó. Nhưng nếu chúng ta đang chiến đấu hay đang nghi ngờ, Thiên Chúa cũng có thể dùng nó! Chúa Thánh Thần làm việc qua những điều thường nhật nhất giữa chúng ta để làm cho nhau nên thánh. Các linh mục có thể được truyền cảm hứng bởi một sự thú tội chân thành hoặc một lời lẽ tử tế của một giáo dân. Cha mẹ, thầy cô và bạn bè của chúng ta có thể được nâng lên nhờ những lời cám ơn hoặc sự thông cảm của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có cái gì đó để cho đi, đặc biệt khi mục đích của chúng ta là cho đi và đón nhận tình yêu, như Maurice và Thérèse đã làm.
Bài báo này trích từ cuốn sách Maurice and Thérèse: Câu chuyện của một Tình Yêu.
Theo the Word Among usMeditations and Issues for January 2018Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Quotes

1) Quote cuộc sống

  1. "Hãy sống một cuộc đời thú vị. Kể cả việc bạn có phải chịu khổ hay bất hạnh nhưng nếu bạn có niềm tin vào cuộc đời và nỗ lực học tập, làm việc mỗi ngày thì đến một lúc nào đó thành công, bạn sẽ phải cảm ơn những giây phút dù thật sự đắng cay".
  2. Một dòng sông không có thác ghềnh sẽ trở thành dòng sông êm đềm. Nhưng dòng thời gian mà thiếu đi những mốc son dấu ấn thì sẽ trở thành vô vị.
2) Quote tri thức
  1. “Không phải anh cần sách đâu, cái anh cần là thứ đã từng nằm trong sách. Cái anh tìm không phải là sách! Hãy thu gom nó bất cứ khi nào anh có thể tìm được nó, trong những đĩa cũ, những bộ phim cũ, và ở những người bạn cũ, tìm nó trong thiên nhiên và tìm nó trong chính anh. Sách chỉ là một dạng vật chứa nơi ta lưu nhiều thứ mà ta sợ mình có thể quên.”
  2. Cuộc đời chúng ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc
3) Quote khác
  1. "Trong tình bạn, người ta chẳng đưa nhau ra tòa thị chính đăng kí, thế nên chẳng thật sự có ngày kỉ niệm... Thế nhưng nó vẫn có thể kéo dài cả đời bởi vì ta đã chọn nhau.."
  2. "Sự yên lặng thật trong sạch. Nó kéo người ta lại gần nhau vì chỉ có những người thấy thoải mái với nhau mới có thể ngồi bên nhau mà không nói gì." _Nhật ký - Nicholas Sparks_

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Thư tháng 4: Lời Khuyên Của Thánh Tôma Về Việc Học

            Tiếp nối chủ đề về chân lý, xin mời anh chị em đọc lại lời thánh Tôma Aquinô khuyên một môn sinh về việc học. Sau đó, xin triển khai vài điểm nhấn và vài gợi ý trong việc thực hành lời dạy của thánh nhân.

Lời khuyên của thánh Tôma
Anh Gioan thân mến trong Chúa Kitô !
Anh đã hỏi tôi về cách thức học hành làm sao để có thể thủ đắc sự hiểu biết, tôi xin khuyên anh vài điều sau đây :
Anh đừng muốn đi thẳng xuống biển, nhưng hãy từ từ lần theo các dòng suối nhỏ. Hãy đi từ điều dễ cho đến điều khó. Đó là điều mà tôi nghĩ là một quy luật. Hãy chậm nói và từ tốn lên tiếng phát biểu. Hãy giữ lương tâm tinh tuyền. Đừng bỏ qua việc cầu nguyện. Hãy yêu mến sự thinh lặng trong phòng riêng nếu anh muốn được dẫn vào kho tàng kiến thức.
Hãy hòa nhã với mọi người. Đừng tọc mạch muốn biết công chuyện riêng tư của người khác. Đừng quá thân mật với ai hết, bởi vì sự thân mật dễ đưa đến suồng sã và làm xao lãng việc học hành. Đừng nhúng mình vào chuyện thế sự. Tránh bàn tán những chuyện nhảm nhí. Hãy gắng bắt chước gương tốt của những bậc thánh hiền.
Không cần biết ai là tác giả của một câu nói, nhưng hãy biết tiếp nhận điều tốt mà họ nói. Hãy cố gắng hiểu điều mà anh đang đọc hay nghe. Hãy khai thông mọi điều ngờ vực, và lưu giữ trong ký ức những gì có thể được. Đừng tìm kiếm những gì vượt quá khả năng của mình. Anh hãy cố gắng theo các điều vừa nói, tôi tin chắc rằng anh sẽ đạt được điều ước nguyện.
Xin được triển khai theo các nội dung chính sau :

Mở lòng đón nhận chân lý
            Trước tiên ta thấy thánh Tôma cổ võ một tinh thần cởi mở, sẵn sàng đón nhận chân lý đến từ bất cứ hướng nào. Qui tắc này giúp chúng ta gạt bỏ những thành kiến, vượt qua rào cản các khác biệt về nguồn gốc, chủng tộc, văn hóa và cả tôn giáo, để nhận ra những giá trị phù hợp với tin mừng mà Đức Kitô và hội thánh rao giảng. Tất cả dựa trên niềm tin vào Thánh Thần và quyền năng Thiên Chúa. Đấng luôn hiện diện trong lịch sử nhân loại và luôn gợi lên trong lương tâm mỗi người, khát vọng tìm kiếm những gì là tốt đẹp và đúng đắn, khát vọng hướng về chân thiện mỹ.
            Nhớ lại trong tin mừng thánh Máccô, khi các môn đệ tỏ vẻ khó chịu vì có kẻ dám lấy danh Chúa mà trừ quỷ, Đức Giêsu bảo : “Đừng ngăn cản họ, vì không ai lấy danh Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta" (Mc 9, 39-40),

Học gì và học thế nào
            Tuy nhiên các tài liệu không có cùng giá trị như nhau. Không nên quá tham lam, nhưng biết chọn sách theo nội dung mình cần, chọn tác giả uy tín và chuyên môn. Vì thời giờ hạn chế, nên ưu tiên chọn các tác phẩm vừa tầm, ngắn gọn và xúc tích. Cụ thể về thần học và giáo lý, nên sử dụng các sách giáo trình hoặc toát yếu, trước khi nghiên cứu những tài liệu chuyên sâu. Đó cũng là điều thánh Tôma căn dặn :
            "Anh đừng muốn đi thẳng xuống biển, nhưng hãy từ từ lần theo các dòng suối nhỏ. Hãy đi từ điều dễ cho đến điều khó (...)  Hãy cố gắng hiểu điều mà anh đang đọc hay nghe. Hãy khai thông mọi điều ngờ vực, và lưu giữ trong ký ức những gì có thể được. Đừng tìm kiếm những gì vượt quá khả năng của mình".
            Ưu tiên số một của chúng ta là Lời Chúa. Quy luật Huynh đoàn số 10 ghi rõ : "Để hoàn thành ơn gọi của mình, người giáo dân Đa Minh tìm thấy sức mạnh chủ yếu từ việc lắng nghe Lời Chúa và đọc Kinh thánh, nhất là Tân Ước". Cách riêng trong năm 2019 này, xin anh chị tìm nghe và đọc trọn bộ "Kinh thánh 100 tuần" của đức cha Nguyễn Khảm.

Học là hình thức khổ chế
Truyền thống Dòng Đa Minh vốn coi việc học là một hình thức khổ chế. Việc học đòi hỏi tính kỷ luật, sự nỗ lực và quyết tâm. Kỷ luật khi sắp xếp thời gian, nỗ lực để tìm tòi, suy nghĩ, ghi nhớ, và quyết tâm là kiên trì theo tiến trình từ dễ đến khó. Thánh Tôma khuyên nhủ : "Đừng tọc mạch chuyện riêng tư của người khác. Đừng quá thân mật, vì dễ đưa đến suồng sã và xao lãng việc học hành. Đừng nhúng mình vào chuyện thế sự. Tránh bàn tán những chuyện nhảm nhí"
Theo kinh nghiệm, để có thể thấu đáo nội dung những gì mình đang đọc, cần phải biết sắp xếp không gian và thời gian thích hợp. Nếu vừa đọc sách vừa coi tivi hay tán truyện, thì làm sao có thể suy luận và ghi nhớ được. Nên thánh Tôma khuyên chúng ta : "Hãy yêu mến sự thinh lặng trong phòng riêng nếu anh muốn được dẫn vào kho tàng kiến thức".
            Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường vất vả bận rộn vì công việc. Dầu sao, ta vẫn có thể tận dụng được những khoảnh khắc rảnh rỗi để mở rộng kiến thức, như đọc tác phẩm văn học hay xem tin tức giáo hội và xã hội. Nhiều cái năm phút cộng lại, ta tiết kiệm được quỹ thời gian khá lớn.

Mãi mãi là môn sinh
            Thánh Tôma căn dặn chúng ta một điều rất quan trọng trong việc học đó là sự khiêm tốn. Việc học của ta chẳng bao giờ là đầy đủ và hoàn hảo, thế nên mọi người, kể cả các giáo sĩ vẫn cần đến việc thường huấn.
            Những lời khuyên "Hãy hòa nhã với mọi người, ... Hãy chậm nói và từ tốn lên tiếng phát biểu, ... Hãy gắng bắt chước gương tốt của những bậc thánh hiền" nhắc chúng ta nhớ, mình không phải là kẻ thủ đắc được chân lý, mà mãi mãi chỉ là người môn sinh đi tìm chân lý.
            Cần tránh thái độ huênh hoang trong lời nói, sự tự hào thái quá về kiến thức, để biết đón nhận từ tha nhân những bài học và suy tư, sẵn sàng thảo luận và trao đổi, cũng như lắng nghe kinh nghiệm của nhau. Học hỏi gương của các tiền nhân, giúp ta tránh được nhiều đổ vỡ sai lầm.

Thánh hóa việc học hành
            Truyền thống đọc kinh trước giờ học nối chúng ta với lời khuyên khác của thánh Tôma : "Hãy giữ lương tâm tinh tuyền. Đừng bỏ qua việc cầu nguyện".
            Học trong cầu nguyện là ước muốn gặp gỡ Chúa qua từng trang sách. Để khám phá quyền năng Chúa nơi công trình sáng tạo, chiêm niệm tình yêu Chúa trong lịch sử cứu độ, nhận ra bàn tay kỳ diệu Chúa giữa lịch sử nhân loại, và lắng nghe lời mời gọi của Chúa qua các dấu chỉ thời đại.
            Xin được hiệp dâng lời nguyện với thánh Tôma : Lạy Chúa, Chúa đã làm cho thánh Tôma nên gương mẫu tuyệt vời trong việc vun trồng đời sống thánh thiện và lòng yêu mến thánh khoa. Xin giúp chúng con thấu hiểu những điều người dạy và bước theo đường người chỉ vẽ. Chúng con cầu xin nhờ đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Hát nữa đi, đừng thôi! Chúa nhé!

Không có mô tả ảnh.
Cho con gối đầu vào ngực Chúa
ngon giấc nồng say, giấc nồng say
ấm áp đời con trong cánh tay
rót bên tai lời tình khe khẽ
hát nữa đi, đừng thôi! Chúa nhé!
cho con ngon giấc tới bình minh
đêm rất xinh ngày sẽ rất xinh,
con hạnh phúc, đời luôn có Chúa
cánh hoa kia sớm nở, chiều héo úa
nhưng hồn con luôn mãi một mùa xuân
bởi tình yêu chan chứa đến vô ngần
ngày với Chúa, đêm bình an trong Chúa
cho con gối đầu vào ngực Chúa
nghe nhịp tim rộn rã tình dâng

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Con sói trong lòng mình

Kết quả hình ảnh cho sói dữ và sói thiện
Chuyện ngụ ngôn của người Thổ Dân Mỹ có nói rằng trong tâm hồn mỗi người chúng ta có hai con chó sói tranh đấu với nhau: con chó thiện, và con chó ác.  Con chó nào sẽ thắng?  Con chó mà mình nuôi cho nó ăn.  Nếu con ác thắng, thì mình trở thành con chó sói ác: mình sẽ cắn xé người khác. 

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Văn hóa chửi, miếng mồi của thần dữ

Kết quả hình ảnh cho anh hùng bán phím
  1. Hiện Tượng
Thời gian gần đây, Tiếng Việt lại xuất hiện thêm nhiều thuật ngữ mới lạ. Danh từ thì có: “Anh hùng bàn phím”, “thánh soi”, “thánh bóc”, “thánh chém”… Động từ thì có: “ném đá”, “ném đá hội đồng”, “quăng gạch”, “chém”… Hầu như tất cả đều sinh ra từ văn hóa chat trên Internet. Và chừng như tất cả đều có chung một lớp nghĩa, mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là “chửi”.
Những lời lẽ tục tằn và thiếu tử tế có mặt khắp mọi nơi. Chỉ cần có một chuyện gì đó không vừa lòng, lập tức cả “cộng đồng mạng” ùa vào ném đá. Các “anh hùng bàn phím” ngày nay bỗng dưng trở thành những kẻ đầy “quyền lực”, có thể ngồi một chỗ mà “soi” khắp mọi ngóc ngách. Rồi thì bom đạn gạch đá cứ ném thả tay. Chỉ cần một kẻ nào đó có ý định phá rối, đưa ra một bài viết hay một bình luận cò mồi theo kiểu “chợ búa”, thì ngay lập tức hàng loạt những bình luận khác đáp lại, theo cách cũng không kém phần “chợ búa” tí nào. Chỉ cần có một người khởi đầu, rất dễ để có cả một “cộng đồng” hùa theo. Quả thật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Sứ Điệp nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới năm nay (Cf. https://dongten.net/2018/01/08/su-diep-ngay-the-gioi-truyen-thong-xa-hoi-thu-52-2018/), đã nhận xét “chuẩn không cần chỉnh”, khi chỉ ra hiện tượng “leo thang trong các trào lưu chửi bới và bạo lực bằng lời nói”.[1]
Câu hỏi đặt ra: liệu bạn và tôi, những người có đức tin, có nguy cơ góp phần vào trào lưu này chăng? Liệu các bạn trẻ công giáo có đủ tỉnh để không tự biến mình thành con rối trong vòng xoáy vô nghĩa nhưng đầy nguy hại này không? Liệu trong gia sản thiêng liêng của Giáo Hội có loại “vũ khí” nào có thể giúp các bạn trẻ Công Giáo đứng vững và chiến đấu cho một cuộc chiến thiêng liêng cao đẹp (cf. Eph 6,10-17) trên thế giới truyền thông hiện đại không?
Trong sứ điệp, bốn lần Đức Giáo Hoàng sử dụng từ “phân định”, một thuật ngữ rất đặc trưng của dòng Linh Đạo I-nha-xi-ô: “Cần có một quá trình phân định sâu sắc và thận trọng” (số 2), “Cần dạy cho người ta biết phân định, đánh giá và thấu hiểu…” (số 2), “Để phân định sự thật, chúng ta cần phân định tất cả những gì thúc đẩy sự hiệp thông…” (số 3). Vậy “phân định” có nghĩa là gì? Việc phân định có thể giúp gì cho người trẻ chúng ta trong thế giới truyền thông ngày nay?

  1. Chiến thuật của thần dữ
Theo Đức Giáo Hoàng, phân định là để “vạch trần cái gọi là những chiến thuật của con rắn”. Thực tế, Ngài đang áp dụng và diễn giải một quy tắc phân định được trình bày trong tập sách Linh Thao của Thánh I-nha-xi-ô Lo-yo-la: “Chiến thuật của Thần dữ là giả dạng Thần lành, đi vào theo chiều của linh hồn trung tín để rồi kéo linh hồn ấy ra theo đường của nó” (LT 332).
Chúng ta thử áp dụng nguyên tắc này vào trường hợp cụ thể của các “anh hùng bàn phím” nhé!
Thời gian vừa rồi, trong các cuộc tranh luận và cãi cọ trên mạng, hẳn có không ít người trẻ công giáo tham gia. Họ sống đức tin rõ ràng, yêu mến Giáo Hội nồng nhiệt và yêu mến Chúa thật sự. Những người này xứng đáng được gọi là các “linh hồn trung tín”.
Một “linh hồn trung tín” khi đọc thấy một bài viết hay một bình luận không tốt về Giáo hội của mình, về đức tin của mình, về Chúa của mình… sẽ cảm thấy như thế nào nhỉ? Có lẽ là thấy buồn. Thấy bực. Thấy ức… và đương nhiên sẽ muốn làm một cái gì đó để bảo vệ đức tin của mình, Giáo hội của mình, Chúa của mình. Cho tới đây, mọi sự có vẻ hãy còn tốt đẹp. Nhưng làm cách nào để bảo vệ? Thần dữ, lúc này rất biết cách “đi vào theo chiều của linh hồn trung tín”, đặt vào tay “linh hồn trung tín” một vũ khí lợi hại: chiếc bàn phím,  đồng thời không ngừng rỉ tai những lời đầy máu lửa: “chém nó!”, “ném đá nó!”. Lời ấy nghe hợp nhĩ quá, phù hợp với những ấm ức đang dâng trào trong lòng mình quá. Vậy là cuộc chiến diễn ra. Vậy là một “linh hồn trung tín” trở thành một “anh hùng bàn phím”.
Như thế,  một người có thể khởi đầu bằng một ý hướng rất tốt: chống lại tin giả, bảo vệ sự thật, bảo vệ Giáo Hội, bảo vệ hình ảnh đẹp của Thiên Chúa. Nhưng sau một thời gian, người ấy lún sâu vào con đường cãi cọ và bạo lực mà thần dữ đã vạch ra. Thật gọn gàng!
Có thể bạn sẽ thắc mắc, “thần dữ” là ai? Không xa lạ lắm đâu, biết đâu “thần dữ” là chính những xu hướng tiêu cực, bạo lực, và tất cả những gì xấu đang hiện diện trong lòng bạn đấy. Biết đâu “thần dữ” còn có thể đến từ những cơ cấu và những bàn tay vô hình bên ngoài, đang khôn khéo lét lún lèo lái và định hướng tầm nhìn của bạn.
Này bạn, bạn có nghĩ mình sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này không?

  1. Hậu quả
Francis Bacon từng nhận định: “Remedy is worse than the disease”. Có những thứ thuốc làm cho bệnh trở nên tệ hơn. Có những can thiệp làm cho tình huống càng xấu hơn.
Có khi nào bạn lầm, tưởng mình đang chữa lành một vết thương, nhưng thực tế lại đang làm cho vết thương ấy lở loét hơn?
Có khi nào bạn lầm, tưởng mình đang chiến đấu để bảo vệ một sự thật nào đó, nhưng thực tế lại đang làm cho sự thật ấy trở nên tồi tệ hơn và xấu hơn rất nhiều trước mắt người khác?
Có khi nào bạn lầm, tưởng mình đang là phát ngôn viên cho sự thật, nhưng thực tế lại đang phát ngôn cho xu hướng bạo lực trong chính lòng mình?
Có khi nào bạn lầm, tưởng mình đang đứng về phía ánh sáng, nhưng thực tế trong tay lại đang cầm vũ khí của bóng tối?
Có khi nào bạn lầm, tưởng mình đang nhiệt thành phục vụ Chúa, nhưng thực tế lại đang tiếp tay với đối phương phá hỏng công cuộc của Chúa?..
Trong cuộc chiến bảo vệ sự thật, bạn có thể có tấm lòng và có mục đích rất tốt, nhưng chỉ cần bạn chấp nhận dùng phương tiện xấu, thì bạn đã tự làm cho mình ra xấu rồi. Khi ấy, còn đòi chiến đấu với bảo vệ được gì nữa! Bạn nghĩ mình có thể thắng sự dữ bằng phương tiện của sự dữ sao? Liệu mục đích (tốt) có thể biện minh cho phương tiện (xấu) không? Có khi nào, với tất cả sự hăng say nhiệt tình, nhưng thiếu phân định, bạn lại đang cộng tác và đang bị lèo lái bởi thần dữ không nhỉ? Có khi nào bạn để cho nó “đi vào theo chiều của linh hồn trung tín để rồi kéo linh hồn ấy ra theo đường của nó”?
Thế nên không lạ khi có nhiều người khởi đầu rất tốt, nhưng lại kết thúc với nhiều đổ vỡ và tâm hồn bất an. Có nhiều blog, trang web, hoặc diễn đàn, có thể chọn cho mình những cái tên rất hay, rất tích cực, và mang đẫm màu sắc tôn giáo, nhưng sau một thời gian hoạt động, lại chứa đầy những tranh cãi cục cằn, những nhận xét thô thiển, và cả những lời mạ lị nặng nề.
Dùng phương tiện của sự dữ, người ta chỉ có thể chiến đấu rất hăng say, trong tình trạng… chưa chiến đã bại. Này nhé, khi bạn chấp nhận “leo thang trong các trào lưu chửi bới và bạo lực bằng lời nói”, chẳng cần biết bạn có làm được gì cho “sự thật” hay bảo vệ được gì cho đức tin của mình hay chưa, ai cũng thấy một điều rất điều hiển nhiên: bạn đang góp phần tích cực vào “văn hóa chửi”. Khi bạn gọi độc giả của mình với các đại từ như “bọn”, “lũ”, “tụi”, “đám”… người ta chưa cần biết những kẻ bị bạn lên án là người loại nào, bởi nói cho cùng chẳng có một dấu hiệu gì thực sự chắc chắn để người ta kiểm chứng những điều bạn nói; nhưng điều mà người ta có thể đánh giá khá chắc chắn là về chính nhân cách của bạn. Khi gọi người khác là “bọn”, là “lũ”, là “tụi”, là “đám”… bạn có chắc mình văn minh và bác ái hơn họ không?
Còn nữa, một khi bạn đã bị cuốn vào vòng xoay rồi, “thần dữ” có nhiều cái lợi lắm nhé!
Chẳng hạn: giam giữ bạn trong cái cảm giác bực bội tức tối với những điều cỏn con, để làm bạn quên đi những chuyện khác đáng quan tâm hơn.
Chẳng hạn: không cho bạn một chính kiến hay lập trường nào, chỉ đơn giản đẩy bạn hùa theo số đông.
Chẳng hạn: để cho bạn tự động bôi xấu điều mà bạn tưởng mình đang ra công ra sức bảo vệ.
Chẳng hạn: để cho bạn tự biến chất, trở nên hung hăng hiếu chiến; dạy bạn cách ve vuốt cái tôi của mình và sẵn sàng ném đá bất kỳ ai đi ngược lại với bạn.
Chẳng hạn: để cho bạn tự tay đạp đổ tất cả những gì bạn muốn làm chứng, và kết quả là hình ảnh mà bạn trình diện trước mắt người khác chỉ là những gì tầm tường và lố bịch.
Bạn đang thắng hay đang thua?
Bạn biết không, trong lịch sử của Giáo Hội, có nhiều hình ảnh tiêu cực về Giáo Hội không phải đến từ lạc giáo, nhưng lại đến từ chính những người hăng say chống lạc giáo. Đồng ý, có nhiều người muốn chống lạc giáo bằng tất cả ý tốt và sự nhiệt tâm của mình. Nhưng từ nhiệt tâm đến hung hăng gần lắm. Nhất là khi lòng người ta không bình an. Người ta có thể làm bất cứ điều gì, dù tốt đến đâu đi nữa, nhưng với một tấm hồn chưa thật sự bình an, thì có nguy cơ sự không an ấy sẽ lây lan nhanh lắm.
Bạn làm điều tốt, nhưng lòng lại rối loạn và bất an? Đó là dấu hiệu rất tốt để cảnh tỉnh và mời bạn nhìn lại: liệu mình có đang cộng tác với thần dữ chăng?

  1. Thuốc giải độc
Tới đây, có thể bạn sẽ đặt câu hỏi: khi phận định được rồi, thì nên làm gì? Chẳng lẽ cứ im lặng để mặc sự dữ tràn lan? Băn khoăn này chính đáng lắm. Bởi lẽ, “im lặng trước bất công nghĩa là đồng lõa với kẻ áp bức” (Ginetta Sagan). Không chỉ thế, trong rất nhiều trường hợp “im lặng là phản bội” (Martin Luther King Jr.). “Chuyện ngu ngốc sẽ tràn lan khi những người khôn ngoan im lặng” (Nelson Mandela).
Trong thông điệp của mình, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô cũng rất rõ ràng khi Ngài viết: “Tôi muốn mời gọi tất cả mọi người cổ vũ một nền báo chí vì hòa bình. Nhưng khi nói như thế, tôi không có ý muốn nói đến loại hình báo chí đầy mật ngọt và từ chối thừa nhận sự tồn tại của những vấn đề nghiêm trọng” (số 4). Chúng ta không được phép thinh lặng trước những vấn đề nghiêm trọng; nhưng để có thể giải quyết chúng, và giải quyết theo đường hướng của Kitô giáo, Giáo Hội luôn cần có những người có trái tim bình an. Bởi lẽ, theo Đức Giáo Hoàng, thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất cho tình trạng hỗn loạn truyền thông không phải đến từ những chiến lược, nhưng đến từ chính con người: “những người không tham lam nhưng sẵn sàng lắng nghe, những người nỗ lực tham gia vào cuộc đối thoại chân thành để làm rõ sự thật; những người được cuốn hút bởi sự thiện và chịu trách nhiệm về cách họ sử dụng ngôn ngữ” (số 4).
Trong lời cầu nguyện cuối cùng của thông điệp, Đức Giáo Hoàng chỉ ra những điều rất cụ thể mà một “anh hùng bàn phím” thật sự có thể đóng góp. Trong những tình huống ngặt nghèo khó khăn, Giáo Hội luôn cần đến tiếng nói của chúng ta. Nhưng đó phải là tiếng nói tạo được niềm hứng khởi hòa hợp, chứ không phải bấn loạn; tiếng nói mang đến sự rõ ràng minh bạch, chứ không phải sự lập lờ mơ hồ; tiếng nói mang đến tình liên đới, chứ không phải loại trừ; tiếng nói mang lại sự điềm tĩnh, chứ không phải kích động; tiếng nói của những tìm hiểu và thắc mắc đích thực, chứ không phải chỉ hời hợt; tiếng nói của niềm tin, của sự tôn trọng, và sự thật, chứ không phải của thành kiến, hận thù và giả dối.
Này bạn, Giáo Hội luôn cần đến bạn. Giáo Hội cần những người có khả năng chiến đấu cho một cuộc chiến cao đẹp, có thể chơi fairplay trong bất cứ tình huống nào. Nếu bạn xác tín rằng chiếc bàn phím được đặt vào tay bạn như một sứ mạng, để trước mắt những người khác, nhất là những người không cùng tôn giáo, bạn có thể vẽ lên chân dung của Thiên Chúa, của Giáo Hội, của những người có Đạo… bạn sẽ vẽ thế nào?

KẾT LUẬN
Trong Dụ ngôn Lc 15,11-31, Đức Giê-su kể rằng: khi đứa em hoang đàng trở về, người anh cả gọi em mình là “cái thằng con của Cha đó!”. Những bực bội ồn ào trong lòng anh ta, và xu hướng bạo lực của anh ta, được thể hiện ngay trong lời nói. Anh ta tưởng mình đạo đức, vì suốt ngày phục vụ Cha. Anh ta không nhận ra một sự thật cay đắng và nguy hại nơi mình: chính anh đã luôn là người đóng vai một cái nút chặn, là ngăn trở lớn nhất đẩy em mình ra xa mái nhà của Cha, không cho em mình cơ hội để trở về với Cha. Chính anh ta muốn làm người chia rẽ, không muốn cho người cha nhận lại con mình.
Này bạn, trong những cuộc bút chiến và khẩu chiến mà bạn tham gia, bạn có đang truyền giáo thật sự không? Bạn đang nói về Chúa, hay đang làm xấu đi hình ảnh tuyệt đẹp của Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ? Bạn đang muốn kéo người khác về với Chúa, hay đang đẩy họ ra xa?
Nếu Giáo Hội có quá nhiều những người thích cãi cọ và sẵn sàng dùng bất cứ loại ngôn ngữ nào để cãi cho thắng, có lẽ đó không phải là Giáo Hội mà người khác muốn bước vào đâu, phải không?
Cao Gia An, SJ.
[1] Trong sứ điệp của Đức Giáo có hai chủ để xuyên suốt bổ trợ cho nhau, là “tin giả” và “một nền báo chí vì hòa bình”. Tác giả bài viết này chỉ xin tập trung vào chủ đề thứ 2 của sứ điệp, và đặc biệt hướng đến đối tượng độc giả là các bạn trẻ công giáo.